• Chia sẻ bất động sản này

Lễ hạ cây nêu ngày Tết - Nét đẹp truyền thống của văn hóa Việt

Cây nêu được dựng vào thời gian cuối tháng chạp mỗi khi đến Tết Nguyên đán. Đây là một nét văn hóa đẹp và là một phong tục cổ truyền tốt đẹp của người việt mỗi dịp Tết đến.

Tìm hiểu về lễ hạ cây nêu ngày Tết - Nét đẹp văn hóa của người Việt Nam

Lễ hạ cây nêu ngày Tết hay lễ Khai Hạ là một phong tục truyền thống được thực hiện trong mỗi dịp Tết Nguyên Đán của dân tộc ta. Vậy cây nêu được dựng và hạ vào ngày nào? Lễ vật cúng trong lễ Khai Hạ gồm những gì? Nếu bạn chưa biết thì hãy cùng Arental Vietnam đọc bài viết dưới đây nhé!

1. Cây Nêu Được Dựng Vào Ngày Nào?

Theo dân gian, cây nêu ngày Tết có tác dụng bảo vệ con người tránh được quỷ dữ, tà ma, đem lại sự bình yên, hạnh phúc cho xóm làng, gia đình.

Tính theo Âm lịch, cây nêu được các hộ gia đình dựng vào ngày 23 tháng chạp hàng năm, đây cũng là ngày đưa Ông Táo về trời, ngày này còn được gọi là ngày dựng nêu hay ngày lên nêu.

Theo người xưa, thời gian từ ngày 23 tháng chạp cho đến thời điểm giao thừa, ông Táo không có mặt ở nhà, ma quỷ sẽ nhân đó lẻn vào, do đó cây nêu được dựng lên để tà ma tránh xa khỏi ngôi nhà.

Cây nêu ngày Tết có ý nghĩa bảo vệ con người tránh được quỷ dữ, tà ma

2. Lễ Hạ Cây Nêu Ngày Tết, Lễ Khai Hạ

Lễ hạ cây nêu ngày Tết là một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt Nam. Đây là một nghi lễ mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc, thể hiện tấm lòng thành kính của con cháu đối với tổ tiên, thần linh. Để tìm hiểu những thông tin về phong tục truyền thống tốt đẹp này hãy cùng Arental theo dõi những thông tin dưới đây nhé.

2.1 Thời điểm dựng nêu và hạ nêu

Cây nêu được dựng lên vào ngày 23 tháng chạp và được hạ xuống vào ngày mùng 7 tháng giêng, lễ hạ nêu ngày Tết còn được gọi là lễ khai hạ, tuy hiện nay tục dựng nêu đã không còn được thực hiện rộng rãi như ngày xưa nhưng lễ khai hạ vẫn được thực hiện với vai trò như một tục không thể thiếu mỗi khi Tết đến để cầu mong những điều tốt đẹp, tránh xa điềm dữ.

Cây nêu ở từng địa phương lại được trang trí với những vật trang trí khác nhau tùy theo tục lệ ở từng địa phương và thông thường thì cây được trang trí bằng vòng tròn nhỏ, mong muốn những điều tốt đẹp đến với gia đình, xua tan những điều không may.

Lễ hạ nêu hay lễ Khai Hạ được thực hiện vào chiều ngày mùng 7 tháng giêng hàng năm, sau khi lễ Khai Hạ được thực hiện xong, theo dân gian, mọi hoạt động lao động được tiến hành trở lại, mở đầu cho một năm mới làm việc hăng say, năng suất.

2.2 Nguồn gốc của phong tục dựng nêu 

Theo người xưa, tre được sử dụng làm cây nêu có chiều dài từ 5m đến 6m, thời gian dựng nêu vào ngày 23 tháng chạp hay buổi chiều ngày 30 Tết. Trên đỉnh cây nêu có treo một vòng tròn nhỏ, đồng thời cây nêu có thể được trang trí thêm bằng nhiều vật dụng khác tùy theo tục lệ và văn hóa, phong tục của từng địa phương, dân tộc.

Cụ thể, có nơi cây nêu có treo câu đối, có nơi treo thêm bó lá dứa, có nơi lại được treo con vật làm bằng đất nung, bùa có hình bát quái, ống sáo, trầu cau, chuông gió, lông gà, miếng kim loại, củ tỏi, lá thiên tuế,… Ở dưới chân của cây nêu được vẽ hình cung tên và rắc vôi bột.

Phong tục dựng nêu có ý nghĩa mang tiêu trừ những cái xấu trong năm cũ, đón chào năm mới

Phong tục dựng nêu có ý nghĩa mang tiêu trừ những cái xấu trong năm cũ, đón chào năm mới

Trong quyển Gia Định Thành Thông Chí của tác giả Trịnh Hoài Đức, Tập Hạ có ghi rằng: "Bữa trừ tịch (tức ngày cuối năm) mọi nhà ở trước cửa lớn đều dựng một cây tre, trên buộc cái giỏ bằng tre, trong giỏ đựng trầu cau vôi, ở bên giỏ có treo giấy vàng bạc, gọi là "lên nêu". Phong tục này mang tiêu trừ những cái xấu trong năm cũ, đón chào năm mới. 

Những vật được đặt lên cây nêu có ý nghĩa trừ tà ma, xua đuổi ma quỷ, những điều không tốt, đồng thời mong muốn một năm mới bình an và may mắn.

Cây nêu còn thể hiện cho địa vị, quyền thế của chủ nhân, gia đình nào sở hữu cây nêu cao nhất thể hiện cho sự uy quyền của gia đình đó trong cộng đồng làng xã.

2.3 Phong tục khi hạ nêu

Trước khi thực hiện lễ hạ cây nêu ngày Tết, gia chủ sẽ làm một bàn lễ, trên bàn có đặt dưa hấu, hoa, hương,… để dưới gốc nêu. Sau đó tiến hành rung nêu sao cho lá khô trên cây nêu rụng hết thì hạ nêu xuống, bùa nêu được đem treo ở cửa bên trái của ngôi nhà.

Lễ hạ cây nêu ngày Tết báo hiệu một mùa Tết vui vẻ đã đến bên gia đình, bắt đầu một năm mới an lành, hạnh phúc, hăng say lao động, làm ăn phát đạt, mua may bán đắt.

Cùng với thời gian, tục dựng nêu ngày Tết không còn phổ biến như xưa, thay vào đó là việc thay thế của cây mai, cây đào ngày Tết, ngày nay nhiều người biết đến cây nêu qua các câu ca dao, tục ngữ như là: 

“ Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ

Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”

3. Các nghi thức xung quanh lễ hạ nêu

Lễ hạ nêu ngày Tết là một nghi lễ quan trọng trong văn hóa Tết cổ truyền của người Việt Nam. Tượng trưng cho cách để tiễn gia tiên về trời sau những ngày ăn Tết cùng con cháu. Đây cũng là một nghi thức đánh dấu sự kết thúc của kỳ nghỉ Tết, bắt đầu cho một năm mới với nhiều điều may mắn, tốt lành. Vậy nghi thức này sẽ được diễn ra như thế nào? Hãy cùng Arental tìm hiểu ngay nhé.

3.1. Nghi thức được thực hiện trong Lễ Khai Hạ

Lễ khai hạ được nhiều người, nhiều gia đình xem như một cái “Tết” hay còn gọi là Tết Khai Hạ. Vì thế, nhiều người khi làm Lễ Khai Hạ còn đốt pháo để ăn mừng, còn có tổ chức lễ ngoài trời.

Đầu tiên phải tiến hành việc hóa vàng tiền theo thứ tự như sau: trước tiên là Gia thần, sau đó là Gia tiên, bật cao nhất trước, bật dưới sau. Sau khi thực hiện việc hóa vàng tiền thì sau khi hết một tuần hương, tiến hành hạ toàn bộ những vật phẩm đã được dâng cúng.

Cần phải vái ba vái và tiến hành khấn trước khi thực hiện hạ mỗi lễ, văn khấn như sau: “Con xin thiêu hóa tiền vàng, quần áo,… Thỉnh vong linh nhận chút lễ bạc. Tâm thành, kính cáo Tôn thần, xin rước vong linh lại về âm giới”.

Nghi thức được thực hiện trong Lễ Khai Hạ

Lễ khai hạ được nhiều người, nhiều gia đình xem như một cái “Tết” hay còn gọi là Tết Khai Hạ

3.2. Lễ hóa vàng được thực hiện trong Tết Khai Hạ

Theo như tục lệ ngày xưa, khi thực hiện hóa vàng mã thì phải làm một lễ gọi là lễ cáo vị thần được gọi là “Vũ Lâm sứ giả” để thần chứng cho. Khi hóa vàng mã, người làm lễ phải đọc văn khấn tại bàn thờ nhằm mục đích xin phép “Vũ Lâm sứ giả”. Điều này có ý nghĩa tránh ma quỷ cướp những vật mà tín chủ gửi tới vong.

Khi gửi đồ mã, người gửi phải ghi đầy đủ họ tên, nơi mộ táng. Sau khi thực hiện hóa vàng mã xong, phải đọc văn khấn: “Kính xin Tôn thần linh rước vong linh về nơi âm giới”.

Lễ hóa vàng được thực hiện trong Tết Khai Hạ

Khi thực hiện hóa vàng mã thì phải làm một lễ gọi là lễ cáo vị thần được gọi là “Vũ Lâm sứ giả” để thần chứng cho

3.3. Những lễ vật cúng trong Lễ Khai Hạ

Những phẩm vật được sử dụng để cúng trong lễ hạ cây nêu ngày Tết bao gồm:

- Mâm cơm, có thể sử dụng cơm chay hay cơm mặn;

- Dầu, hương, hoa quả, gạo, muối, rượu, hoa;

- Tiền vàng, sớ.

Những phẩm vật được sử dụng để cúng trong Lễ Khai Hạ

Những phẩm vật được sử dụng để cúng trong Lễ Khai Hạ

Những phẩm vật được sử dụng để cúng trong Lễ Khai Hạ

Những phẩm vật được sử dụng để cúng trong Lễ Khai Hạ

3.4. Văn khấn hạ cây nêu mùng 7 Tết

Sau khi chuẩn bị đầy đủ những phẩm vật trên, tiến hành bày trí ở ngoài trời. Gia chủ thắp hương và khấn vái trong nhà trước, sau đó thực hiện lễ bên ngoài. Văn khấn khi làm Lễ Khai Hạ như sau:

“ - Nam mô A-di-đà Phật (3 lần)

- Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương

- Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ, Long Mạch, Táo Quân, chư vị tôn thần

- Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ, Chư vị Tôn thần

- Con kính lạy Ngài Đương niên hành khiển, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, các ngài Thổ địa, Táo quân, Long mạch Tôn thần.

- Con kính lạy các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, nội ngoại tiên linh.

Hôm nay là ngày mùng 3 tháng giêng năm …………………

Chúng con là: ……………………………tuổi………………

Hiện cư ngụ tại ……………………………………………….

Thành tâm sửa biện hương hoa phẩm vật, phù tửu lễ nghi, cung bày trước án. Kính cẩn thưa trình: Tiệc xuân đã mãn, Nguyên đán đã qua, nay xin thiêu hóa kim ngân, lễ tạ Tôn thần, rước tiễn âm linh trở về âm cảnh.

Kính xin lưu phúc, lưu ân, phù hộ độ trì dương cơ âm trạch, mọi chỗ tốt lành, con cháu được bách sự như ý, vạn sự bình an, tài lộc song toàn, gia đạo hưng vượng.

Lòng thành kính cẩn, lễ bạc tiến dâng, lượng cả xét soi, cúi xin chứng giám.

Nam mô A-di-đà Phật (3 lần)"

(Văn khấn cổ truyền Việt Nam - NXB Văn hóa Thông tin)

3.5. Ý nghĩa của Lễ Khai Hạ

Theo người xưa, cây nêu được dựng lên nhằm mục đích đem đến may mắn cho gia đình, xua đuổi tà ma. Những điều không may mắn, đón rước điềm lành cho gia đình, một cái Tết bình an, hạnh phúc.

Khi đến ngày mùng 7 Tết, con cháu trong nhà sẽ làm Lễ Khai Hạ để đưa tổ tiên, những người đã khuất về với âm cảnh. Đồng thời lúc đó cây nêu cũng được hạ xuống, chào đón một năm mới tràn đầy niềm vui, may mắn, hăng say lao động, sản xuất.

Cây nêu được dựng lên nhằm mục đích đem đến may mắn cho gia đình, xua đuổi tà ma

4. Cây Nêu Trong Văn Hóa Các Dân Tộc Việt Nam

Đối với mỗi dân tộc khác nhau, cây nêu lại có cấu trúc và hình thức bên ngoài khác nhau theo văn hóa của từng dân tộc. Chung quy lại đều có điểm chung là mang ý nghĩa tốt đẹp và là một tác phẩm nghệ thuật đỉnh cao mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.

4.1. Cây nêu trong văn hóa của người Chơ Ro 

Trong văn hóa của người Chơ Ro, cây nêu được người Chơ Ro coi là cây thông thiên kết nối với thần linh, gửi lời mời thần linh đến với lễ hội của dân làng. Bên dưới gốc cây, người Chơ Ro nhảy múa, ca hát với nhau. Cây nêu còn thể hiện cho bông lúa lớn, biểu tượng cho sự nảy nở, sinh sôi, là nơi mà người Chơ Ro cầu xin các vị thần ban cho ước muốn về một vụ mùa bội thu, những bông lúa chắc hạt, nặng trĩu.

4.2. Cây nêu trong văn hóa của người Mạ

Trong văn hóa của người Mạ, cây nêu có vai trò hết sức quan trọng, chính vì thế, trong lễ ăn trâu mừng một nghìn gùi lúa, có tới 03 cây nêu được dựng lên, trong đó có 02 cây nêu ăn trâu và 01 cây nêu uống rượu.

Cây nêu uống rượu được người Mạ giữ lại trong nhà đến khi nào hỏng thì thôi. Với người Mạ, cây nêu chính là nơi mà thần linh trú ngụ trong đó và hưởng những vật được hiến tế, uống rượu cần trong nhà. Khi có lễ hội, người Mạ sẽ dùng lại cây nêu đó và đặt cái ché là sẽ kêu gọi được thần linh.

Với người Mạ, cây nêu chính là nơi mà thần linh trú ngụ trong đó và hưởng những vật được hiến tế

Với người Mạ, cây nêu chính là nơi mà thần linh trú ngụ trong đó và hưởng những vật được hiến tế

Cây nêu cột trâu có ý nghĩa là điểm đánh dấu của người Mạ đối với lãnh thổ của mình. Khi một người Mạ đi đến một vùng đất khác, vùng đất cũ nơi người Mạ ở được đánh dấu bởi cây nêu. Cây ra hoa kết quả có nghĩa là thần linh đã chứng cho vùng đất này thuộc về người đó.

4.3. Cây nêu trong văn hóa của người Ba Na

Trong văn hóa của người Ba Na, cây nêu được dựng khi thực hiện Lễ đâm trâu, cầu cho một mùa vụ tươi tốt, mưa thuận gió hòa, dân làng được khỏe mạnh, ấm no. Cùng với thời gian, ngoài Lễ đâm trâu thì cây nêu còn được dùng trong nhiều sự kiện khác của người Ba Na.

Cây nêu có người Ba Na có điểm đặc biệt là chỉ được làm bởi nam giới, phụ nữ không tham gia vào việc làm cây nêu. Toàn bộ cây nêu từ thân cây đến những hoa văn trang trí, những vật phẩm trên cây nêu đều được làm nên từ bàn tay tỉ mỉ, khéo léo của những bậc cao niên lẫn những người trai làng.

4.4. Cây nêu và cột lễ trong văn hóa của người Cơ Tu

Trong văn hóa của người Cơ Tu, cây nêu, cột lễ là nơi đánh dấu trung tâm của buổi lễ, là nơi để dân làng quây quần ở đó khi lễ hội diễn ra. Đây là cầu nối giữa con người với thần linh thông qua việc thực hiện các nghi lễ. Ngoài ra cây nêu, cột lễ còn là một sản phẩm đỉnh cao về nghệ thuật điêu khắc của người Cơ Tu.

Trong văn hóa của người Cơ Tu, cây nêu, cột lễ là nơi đánh dấu trung tâm của buổi lễ, là nơi để dân làng quây quần

Trong văn hóa của người Cơ Tu, cây nêu, cột lễ là nơi đánh dấu trung tâm của buổi lễ, là nơi để dân làng quây quần 

Cây nêu và cột lễ có quan hệ mật thiết nhưng thật sự lại hoàn toàn khác nhau. Cột lễ được đặt ở giữa sân lễ, có tận 02 cây nêu được đặt ở vòng ngoài của sân lễ, ngọn cây được câu vào phía trong tạo thành hình cây cung gãy ở trên cột lễ. Theo quan niệm của người Cơ Tu, cột lễ là nơi thần linh hội tụ về để dự lễ, là nơi kết nối giữa thần linh và con người.

Cây nêu mang trong mình khát vọng của con người về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc, về một tương lai tươi đẹp. Lễ hạ cây nêu ngày Tết mang ý nghĩa tốt đẹp, thể hiện lòng hiếu kính với ông bà tổ tiên. Hy vọng bài viết trên đã cho bạn biết thêm về ý nghĩa và nguồn gốc của lễ hạ cây nêu. Đừng quên thường xuyên truy cập vào website Arental.vn để cập nhật thêm nhiều bài viết hay và hữu ích nhé. 

0903642689