• Chia sẻ bất động sản này

7 loại giấy tờ được đề xuất để F0 điều trị tại nhà được nhận BHXH

7 loại giấy tờ quan trọng được Bộ Y Tế đề xuất nhằm giải quyết các vấn đề về chi trả bảo hiểm xã hội và chế độ nghỉ bệnh cho công nhân viên mắc Covid.

7 loại giấy tờ được đề xuất để F0 điều trị tại nhà được nhận BHXH

Sau ngày 01/10/2021 thành phố Hồ Chí Minh đã dần kiểm soát được dịch bệnh và đi vào giai đoạn bình thường mới. Các ca nhiễm F0 điều trị tại nhà thường gặp khó khăn khi thực hiện các thủ tục để hưởng bảo hiểm xã hội. Mới đây, 3/2022 Bộ Y tế đã có văn bản đề xuất công nhận 7 loại giấy tờ cho F0 điều trị tại nhà được hưởng các chế độ theo quy định về BHXH.

7 loại giấy tờ cho F0 điều trị tại nhà được hưởng các chế độ theo quy định về BHXH.

7 loại giấy chứng nhận được Bộ Y tế đề xuất

Dựa trên số liệu thống kê mới nhất từ Bộ Y tế tính đến 1/03/2021, có khoảng 920.000 F0 điều trị tại nhà là người lao động tham gia bảo hiểm xã hội và cần được cấp giấy chứng nhận mắc COVID-19 để hưởng các chế độ nghỉ theo quy định.

Không ít trường hợp khi người dân mắc Covid và tự điều trị tại nhà đã gặp khó khăn khi xin các loại giấy xác nhận giải quyết vấn đề nghỉ việc được hưởng bảo hiểm xã hội cũng như các loại giấy tờ khác để cung cấp cho công ty. Các thủ tục thường diễn ra rườm rà và mất nhiều thời gian của người lao động.

Ở nhiều nơi, người dân chỉ được chính quyền địa phương hoặc trạm y tế cấp giấy xác nhận hoàn thành cách ly/ hoàn thành điều trị tại nhà. Các loại giấy này hầu như không được chấp nhận khi thực hiện các thủ tục hưởng bảo hiểm.

7 loại giấy tờ cho F0 điều trị tại nhà được hưởng các chế độ theo quy định về BHXH.

Căn cứ theo quy định hiện hành, điều 100, Luật bảo hiểm xã hội hồ sơ để hưởng chế độ ốm đau đối với người mắc COVID-19 cần hai giấy tờ: 

  • Bản chính/bản sao giấy ra viện đối với người lao động hoặc con của người lao động điều trị nội trú
  • Trường hợp người lao động hoặc con của người lao động điều trị ngoại trú phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.

Trên thực tế, các bệnh nhân điều trị tại nhà không thể đến các cơ sở khám chữa bệnh, vì thế để được cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH theo quy định là điều không thể.

Danh sách 7 loại giấy chứng nhận được Bộ Y Tế đề xuất

  1. Quyết định cách ly tại nhà được cấp bởi chính quyền địa phương.
  2. Giấy xác nhận hoàn thành thời gian cách ly được cấp bởi chính quyền địa phương.
  3. Giấy xét nghiệm (test nhanh hoặc PCR) có kết quả dương tính với SARS-CoV-2 được cấp bởi các cơ sở y tế cấp.
  4. Giấy xác nhận bị mắc COVID-19 của trạm y tế xã, trạm y tế lưu động, tổ COVID-19 cộng đồng; y tế cơ quan/doanh nghiệp.
  5. Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội do trạm y tế xã, trạm y tế lưu động cấp nhưng cấp lùi lại thời gian trước đó người lao động đã nghỉ việc để điều trị COVID-19 tại nhà.
  6. Quyết định phê duyệt danh sách hoàn thành cách ly y tế tập trung.
  7. Phiếu xác nhận đã điều trị COVID-19 của các bệnh viện dã chiến.

Đến thời điểm hiện tại, trong tất cả các văn bản và quy định trong Luật bảo hiểm xã hội, Luật khám chữa bệnh chưa có quy định 7 loại giấy tờ trên. Đây mới là đề xuất được đưa ra bởi Bộ Y Tế. 

>>> Tham khảo địa chỉ cơ quan bảo hiểm xã hội các quận tại TP.HCM

Các lưu ý khi điều trị F0 tại nhà cần biết 

Theo thông tin chính thức từ cổng thông tin điện tử Bộ Y Tế, 9 hướng dẫn mà F0 điều trị tại nhà cần biết

1. Trường hợp nào F0 được điều trị tại nhà

7 loại giấy tờ cho F0 điều trị tại nhà được hưởng các chế độ theo quy định về BHXH.

Dựa trên "Hướng dẫn quản lý người mắc COVID-19 tại nhà" do Bộ Y tế đề ra, các trường hợp sau được điều trị tại nhà khi mắc COVID-19:

- Người mắc COVID-19 (đã được xác nhận nhiễm SARS-CoV-2 bằng xét nghiệm realtime RT-PCR/ test nhanh kháng nguyên theo quy định hiện hành) và không có triệu chứng lâm sàng; hoặc có nhưng ở mức độ nhẹ. Các triệu chứng lâm sàng nhẹ như: như sốt, ho khan, đau họng, nghẹt mũi, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ, tê lưỡi; tiêu chảy, chảy mũi, mất mùi, mất vị;

- F0 không có các dấu hiệu của viêm phổi hoặc thiếu oxy; nhịp thở < 20 lần/phút; SpO2 > 96% khi thở khí trời; không có thở bất thường như thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, thở khò khè, thở rít ở thì hít vào.

- F0 không có bệnh nền, hoặc có nhưng đang được điều trị ổn định.

2. Các việc cần làm để F0 theo dõi sức khỏe mỗi ngày

f0 cách ly tại nhà

Theo dõi sức khỏe và điền thông 2 lần mỗi ngày (sáng và chiều) hoặc khi có dấu hiệu khác thường. Các chỉ số cần theo dõi:

  • Nhịp thở, mạch, nhiệt độ, SpO2 và huyết áp (nếu có thể).
  • Các triệu chứng: mệt mỏi, ho, ho ra đờm, ớn lạnh/gai rét, viêm kết mạc (mắt đỏ), mất vị giác hoặc khứu giác, tiêu chảy (phân lỏng/đi ngoài); Ho ra máu, thở dốc hoặc khó thở, đau tức ngực kéo dài, lơ mơ, không tỉnh táo; 
  • Các triệu chứng khác như: Đau họng, nhức đầu, chóng mặt, chán ăn, buồn nôn và nôn, đau nhức cơ,…

Bộ Y tế khuyên các bệnh nhân mắc Covid nên : 

  • Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi và vận động thể lực (nhẹ nhàng, tùy thuộc tình trạng sức khỏe)
  • Dành 15 phút mỗi ngày để tập hít thở
  • Thường xuyên uống nước, không đợi đến khi khát mới uống nước;
  • Ăn đủ bữa, đủ chất (ăn thêm nhiều trái cây, uống các loại nước hoa quả…
  • Tránh suy nghĩ tiêu cực,  giữ tinh thần vui vẻ lạc quan.

3. Cách theo dõi nhịp thở cho F0 tại nhà

f0 cách ly tại nhà

Theo dõi nhịp thở nhằm phát hiện sớm bất thường đối với F0

  • Người lớn thông thường: nhịp thở ≥ 20 lần/phút; 
  • Trẻ em từ 1 tuổi đến dưới 5 tuổi: nhịp thở ≥ 40 lần/phút;
  • Trẻ từ 5 tuổi – dưới 12 tuổi: nhịp thở ≥ 30 lần/phút 

Lưu ý: Khi tính nhịp thở của trẻ em, bé phải  ở trạng thái nằm im, không khóc và tính đủ 1 phút.

4. Các loại thuốc điều trị cho F0 tại nhà (Theo hướng dẫn của cổng thông tin điện tử Bộ Y tế)

thuốc dành cho f0 cách ly tại nhà

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế gồm có:

Loại thuốc hạ sốt, giảm đau

  • Paracetamol

Thuốc kháng virus: lựa chọn một trong các thuốc sau:

  • Favipiravir 200 mg, 400 mg (viên).
  • Molnupiravir 200 mg, 400 mg (viên).

Thuốc chống viêm corticosteroid đường uống: Thuốc không phát sẵn cho người mắc COVID-19, thuốc phải được bác sĩ kê đơn theo quy định tại Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 do Bộ Y tế ban hành và chỉ kê đơn điều trị trong một ngày trong thời gian chờ chuyển đến cơ sở điều trị người bệnh COVID-19. Lựa chọn một trong các thuốc sau:

  • Dexamethason 0,5 mg (viên nén).
  • Methylprednisolone 16 mg (viên nén).

Thuốc chống đông máu đường uống: Thuốc không phát sẵn cho người mắc COVID-19, thuốc phải được bác sĩ kê đơn theo quy định tại Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 do Bộ Y tế ban hành và chỉ kê đơn điều trị trong một ngày trong thời gian chờ chuyển đến cơ sở điều trị người bệnh COVID-19. Lựa chọn một trong các thuốc sau:

  • Rivaroxaban 10 mg (viên).
  • Apixaban 2,5 mg (viên).

Trên đây là những thông tin tổng hợp bởi Arental.vn, lưu ý các bệnh nhân cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc báo với cơ quan y tết để được hỗ trợ chính xác nhận. 

Tham khảo 9 điều cần dành cho F0 khi điều trị tại nhà (Bộ Y tế hướng dẫn) tại đây

0903642689