• Chia sẻ bất động sản này

Luật phá sản doanh nghiệp là gì? Cập nhật luật phá sản doanh nghiệp mới nhất

So với trước đây, luật phá sản doanh nghiệp đã có những đối mới nào? Các quy định trong bộ luật phá sản doanh nghiệp đã thay đổi ra sao? Doanh nghiệp phá sản cần nộp các chi phí nào? Là một chủ doanh nghiệp, bạn hiểu rõ những giải đáp về các thắc mắc liên quan đến luật phá sản doanh nghiệp qua bài viết dưới đây.

Luật phá sản doanh nghiệp là gì? Cập nhật luật phá sản doanh nghiệp mới nhất

So với trước đây, luật phá sản doanh nghiệp đã có những đối mới nào? Các quy định trong bộ luật phá sản doanh nghiệp đã thay đổi ra sao? Doanh nghiệp phá sản cần nộp các chi phí nào? Là một chủ doanh nghiệp, bạn hiểu rõ những giải đáp về các thắc mắc liên quan đến luật phá sản doanh nghiệp qua bài viết dưới đây.

Luật phá sản doanh nghiệp là gì? Cập nhật luật phá sản doanh nghiệp mới nhất

Tìm hiểu về luật phá sản doanh nghiệp mới nhất 

Giới thiệu tổng quan về luật phá sản doanh nghiệp

Cùng Arental Việt Nam tìm hiểu về luật phá sản doanh nghiệp, một trong những quy định pháp luật quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của doanh nghiệp, chủ nợ, người lao động và các bên liên quan khác.

Sơ lược về luật phá sản doanh nghiệp tại Việt Nam

Luật phá sản doanh nghiệp tại Việt Nam được Quốc hội Khoá XI, kỳ họp thứ 4 thông qua vào cuối tháng 12 năm 1993. Hiệu lực thi hành Luật phá sản doanh nghiệp bắt đầu từ ngày 1/7/1994. Các đối tượng và phạm vi điều chỉnh của bộ luật này bao gồm toàn bộ doanh nghiệp thuộc mọi hình thức sở hữu, được thành lập và hoạt động theo Pháp luật Việt Nam khi rơi vào tình trạng phá sản.

Luật phá sản doanh nghiệp là gì? Cập nhật luật phá sản doanh nghiệp mới nhất

Luật phá sản được áp dụng cho toàn bộ doanh nghiệp với mọi hình thức tổ chức.

Với những doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh cũng như dịch vụ công cộng quan trọng, Chính phủ sẽ có các quy định riêng về việc áp dụng Luật phá sản doanh nghiệp. Trong khi đó, với các doanh nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp có vốn 100% từ nước ngoài, việc phá sản phải thực hiện theo các quy định của Luật phá sản doanh nghiệp.

Trên thực tế, phá sản là một hệ quả tất yếu tiềm ẩn trong nền kinh tế thị trường.Trong bối cảnh xã hội như hiện nay, thực trạng phá sản của các doanh nghiệp cũng trở nên gay gắt và phổ biến hơn rất nhiều.

Để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ nợ, doanh nghiệp thiếu nợ và những cá nhân/tổ chức có liên quan, xác định trách nhiệm của các doanh nghiệp thiếu nợ, bảo về quyền và lợi ích của người lao động, đảm bảo trật tự, kỷ cương xã hội cũng như góp phần tạo động lực cho các doanh nghiệp làm ăn hiệu quả hơn, Luật phá sản doanh nghiệp tại Việt Nam đã ra đời. 

Điểm mặt top những resort sang chảnh nhất tại Hồ Tràm Vũng TàuĐiểm mặt top những resort sang chảnh nhất tại Hồ Tràm Vũng TàuXem thêm: Cho thuê văn phòng áo quận 2Điểm mặt top những resort sang chảnh nhất tại Hồ Tràm Vũng TàuĐiểm mặt top những resort sang chảnh nhất tại Hồ Tràm Vũng Tàu

Luật phá sản doanh nghiệp là gì?

Luật phá sản là một bộ luật quan trọng, có ý nghĩa to lớn đối với việc bảo vệ quyền và lợi ích của các chủ thể liên quan trong quá trình giải quyết phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

Luật phá sản có tính đặc thù, vừa mang tính chất của pháp luật nội dung, vừa mang tính chất của pháp luật hình thức.

Về mặt nội dung, luật phá sản điều chỉnh các mối quan hệ tài sản giữa chủ nợ và con nợ. Điều này nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ nợ, đồng thời giúp con nợ có cơ hội khôi phục hoạt động kinh doanh.

Về mặt hình thức, luật phá sản điều chỉnh quan hệ tố tụng giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với chủ nợ, con nợ và các bên liên quan. Điều này nhằm đảm bảo tính minh bạch, khách quan và hiệu quả trong quá trình giải quyết phá sản.

Luật phá sản doanh nghiệp là gì? Cập nhật luật phá sản doanh nghiệp mới nhất

Luật phá sản có chức năng điều chỉnh các mối quan hệ tài sản giữa chủ nợ và con nợ

Thế nào là phá sản doanh nghiệp?

Phá sản là một thực trạng đáng buồn, nhưng cũng là một thực tế không thể tránh khỏi đối với nhiều doanh nghiệp. Khi một doanh nghiệp mất hoàn toàn khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn, doanh nghiệp đó sẽ bị Tòa án nhân dân (TAND) ra quyết định tuyên bố phá sản.

Theo quy định của Luật Phá sản năm 2014, thời hạn trễ nhất để doanh nghiệp thanh toán các khoản nợ là trong vòng 3 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán. Điều này có nghĩa là, nếu một doanh nghiệp không thanh toán được các khoản nợ đến hạn trong vòng 3 tháng, doanh nghiệp đó sẽ được coi là mất khả năng thanh toán và có thể bị tuyên bố phá sản.

Đối với Luật phá sản doanh nghiệp mới nhất, nội dung này cũng không có sự thay đổi. Điều này cho thấy, pháp luật Việt Nam đang ngày càng coi trọng việc bảo vệ quyền và lợi ích của các chủ nợ.

Một số quy định cơ bản về thủ tục phá sản của doanh nghiệp

Phá sản doanh nghiệp là một thủ tục pháp lý quan trọng, được quy định trong Luật Phá sản năm 2014. Thủ tục này nhằm giải quyết tình trạng doanh nghiệp mất khả năng thanh toán, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ nợ, người lao động và các bên liên quan khác. Dưới đây là một số quy định cơ bản về thủ tục phá sản doanh nghiệp:

Đối tượng có quyền và nghĩa vụ mở thủ tục phá sản

Chỉ có các đối tượng dưới đây mới có quyền mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp hoặc các hợp tác xã mất khả năng thanh toán:

  • Chủ nợ không có đảm bảo và chủ nợ có đảm bảo 1 phần;

  • Những người lao động, các công đoàn cơ sở; công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở tại nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở khi hết thời hạn 3 tháng; tính từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả lương; những khoản nợ khác đến hạn đối với người lao động mà doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chư thực hiện nghĩa vụ thanh toán;

  • Người đại diện cho doanh nghiệp theo quy định của Pháp luật;

  • Các chủ doanh nghiệp tư nhân; chủ tịch Hội đồng Quản trị của Công ty cổ phần; Chủ tịch Hội đồng Thành viên của Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên; Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn 1; các thành viên thành viên hợp danh của công ty hợp danh;

  • Cổ động hoặc các nhóm cổ đông sở hữu từ 20% cổ phần phổ thông trở lên trong khoảng thời gian liên tục ít nhất 6 tháng. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu dưới 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 6 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp cổ phần mất khả năng thanh toán trong các trường hợp Điều lệ mà công ty quy định;

  • Các thành viên của hợp tác xã; những người đại diện cho hợp tác xã theo quy định Pháp luật của liên hiệp hợp xã.

Luật phá sản doanh nghiệp là gì? Cập nhật luật phá sản doanh nghiệp mới nhất

Không phải ai cũng có quyền và nghĩa vụ mở thủ tục phá sản

Đơn vị giải quyết thủ tục phá sản

  • Toà án Nhân dân cấp huyện là đơn vị có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp có trụ sở đặt tại huyện; quận, thị xã, thành phố của tỉnh đó.

  • Toà án Nhân dân cấp tỉnh là đơn vị có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp đăng ký kinh doanh tại tỉnh đó với các tiêu chí sau:

  • Sở hữu tài sản nước ngoài hoặc người tham gia thủ tục phá sản ở nước ngoài;

  • Doanh nghiệp có chi nhánh hoặc văn phòng đại diện ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc các tỉnh khác nhau;

  • Doanh nghiệp sở hữu bất động sản ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau;

  • Giải quyết các vụ việc có tính chất phức tạp.

Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã có quyền và nghĩa vụ gì khi mất khả năng thanh toán?

Trước khi Tòa án nhân dân ra quyết định mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp hoặc hợp tác xã có quyền đưa ra ý kiến về việc chấp nhận hoặc bác bỏ một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Ý kiến của doanh nghiệp hoặc hợp tác xã được xem xét là một trong những căn cứ để Tòa án nhân dân ra quyết định mở thủ tục phá sản.

Sau khi nhận được quyết định mở thủ tục phá sản chính thức, doanh nghiệp hoặc hợp tác xã phải thực hiện nghĩa vụ thông báo công khai về quyết định này. Việc thông báo công khai giúp các chủ nợ, người lao động và các bên liên quan khác biết được doanh nghiệp hoặc hợp tác xã của họ đã được tuyên bố phá sản.

Luật phá sản doanh nghiệp là gì? Cập nhật luật phá sản doanh nghiệp mới nhất

Ý kiến của doanh nghiệp hoặc hợp tác xã được xem là một trong những căn cứ để Tòa án nhân dân ra quyết định mở thủ tục phá sản

Chi phí phá sản và tạm ứng chi phí phá sản là gì?

Chi phí phá sản được hiểu đơn giản là khoản tiền phải chi trả cho việc giải quyết phá sản, bao gồm:

  • Chi phí quản tài viên.

  • Doanh nghiệp quản lý.

  • Thanh lý tài sản.

  • Chi phí kiểm toán.

  • Chi phí đăng báo và một số chi phí khác theo quy định của pháp luật.

Trong đó, chi phí quản tài viên, doanh nghiệp quản lý và thanh lý tài sản là khoản tiền phải chi trả cho việc giải quyết phá sản của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý và thanh lý tài sản.

Tạm ứng chi phí phá sản là khoản tiền mà Toà án Nhân dân quyết định để đăng báo, tạm ứng chi phí Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý và thanh lý tài sản. Toà án Nhân dân sẽ quyết định mức tạm ứng chi phí phá sản, mức chi phí phá sản trong từng trường hợp cụ thể theo quy định và quyết định hoàn trả tạm ứng chi phí phá sản (trừ trường hợp người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản vi phạm quy định về mức độ trung thực).

Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản sẽ phải nộp tạm ứng chi phí phá sản, trừ các trường hợp người nộp đơn là:

  • Người lao động, các công đoàn cơ sở và công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở.

  • Các doanh nghiệp hoặc hợp tác xã mất khả năng thanh toán không còn tiền cũng như tài sản khác để nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản.

Điểm mặt top những resort sang chảnh nhất tại Hồ Tràm Vũng TàuĐiểm mặt top những resort sang chảnh nhất tại Hồ Tràm Vũng TàuXem thêm: Dịch vụ cho thuê văn phòng ảo Bình Thạnh |Trọn gói 399k/tháng Điểm mặt top những resort sang chảnh nhất tại Hồ Tràm Vũng TàuĐiểm mặt top những resort sang chảnh nhất tại Hồ Tràm Vũng Tàu

Lệ phí phá sản

Theo quy định của Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí, lệ phí Tòa án, lệ phí phá sản là 0,2% giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản, tối thiểu là 2.000.000 đồng và tối đa là 200.000.000 đồng.

Ví dụ: Giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản là 100.000.000 đồng thì lệ phí phá sản là 2.000.000 đồng.

Các trường hợp không cần nộp tiền tạm ứng lệ phí Tòa án, không phải chịu lệ phí Tòa án là:

  • Người lao động và các công đoàn có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn thanh toán.

  • Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản mà doanh nghiệp đã mất khả năng thanh toán, không còn tiền hoặc các tài sản khác để nộp lệ phí phá sản hay tạm ứng chi phí phá sản.

Luật phá sản doanh nghiệp là gì? Cập nhật luật phá sản doanh nghiệp mới nhất

Lệ phí phá sản là 0,2% giá trị tài sản của doanh nghiệp

Công ty phá sản có phải nộp thuế không?

Theo Điều 67 Luật quản lý thuế 2019, nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp doanh nghiệp phá sản sẽ được thực hiện theo trình tự, thủ tục được quy định theo pháp luật. Đồng thời, tại Khoản 1 Điều 54 Luật phá sản, thứ tự phân chia tài sản sau khi doanh nghiệp bị tòa án tuyên bố phá sản là:

  • Các loại chi phí phá sản;

  • Các khoản nợ lương, trợ cấp cho thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động; các quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết;

  • Các khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hoặc hợp tác xã;

  • Nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp đối với nhà nước; các khoản nợ không có đảm bảo phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; các khoản nợ có đảm bảo chưa được thanh toán do giá trị tài sản không đủ để thanh toán nợ;

Vậy nên, sau khi bị tuyên bố phá sản, tài sản của doanh nghiệp sẽ được phân chia theo thứ tự ưu tiên đã nêu trên. Trong đó, thứ tự ưu tiên số 4 có nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước, bao gồm nghĩa vụ nộp thuế. Chính vì thế, doanh nghiệp phá sản vẫn phải nộp thuế trong trường hợp còn nợ thuế. Đồng thời, số tiền thuế này sẽ được thanh toán khi tài sản của doanh nghiệp đủ thanh toán các chi phí, khoản nợ được ưu tiên ở vị trí số 1, 2, 3.

Luật phá sản doanh nghiệp là gì? Cập nhật luật phá sản doanh nghiệp mới nhất

Doanh nghiệp phá sản vẫn phải nộp thuế trong trường hợp còn nợ thuế

Qua bài viết trên, chúng tôi hy vọng bạn đã có thêm những kiến thức bổ ích về luật phá sản doanh nghiệp. Nếu bạn đang điều hành một doanh nghiệp, hãy dành thời gian tìm hiểu và nắm vững các quy định của luật phá sản doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp bạn chủ động trong việc xử lý các tình huống phát sinh, đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra hiệu quả và hạn chế tối đa các rủi ro.

Đừng quên thường xuyển truy cập vào website Arental.vn để xem thêm nhiều bài viết hay và hữu ích khác nhé!

XEM THÊM:

Điểm mặt top những resort sang chảnh nhất tại Hồ Tràm Vũng TàuDịch vụ văn phòng ảo Quận Tân Bình| Giá trọn gói 399k/thángĐiểm mặt top những resort sang chảnh nhất tại Hồ Tràm Vũng Tàu

Điểm mặt top những resort sang chảnh nhất tại Hồ Tràm Vũng Tàu Dịch vụ văn phòng ảo quận 1 | Giá trọn gói 399k/thángĐiểm mặt top những resort sang chảnh nhất tại Hồ Tràm Vũng Tàu

0903642689