5 tính chất thực tế trong hoạt động của văn phòng công chứng
Công chứng có vai trò rất quan trọng trong đời sống. Nhiều người lựa chọn văn phòng công chứng là nơi tin tưởng để thực hiện dịch vụ này. Nhưng bản chất thực sự của nó là gì?
5 tính chất thực tế trong hoạt động của văn phòng công chứng
Nội dung bài viết
1. Công chứng là nghề nghiệp
2. Công chứng là nhu cầu thiết yếu
3. Công chứng là dịch vụ hay thủ tục
4. Công chứng là dịch vụ công
5. Văn phòng công chứng tư nhân là tổ chức kinh tế
Trong điều kiện kinh tế - xã hội ngày càng phát triển như hiện nay, hoạt động công chứng càng có vai trò quan trọng hơn trong các giao dịch dân sự, đời sống xã hội. Văn bản công chứng có giá trị pháp lý cao, là bằng chứng hữu hiệu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, tránh sự tranh chấp của các tổ chức, cá nhân. Đồng thời, những người làm nghề công chứng cũng phải xác định rõ bản chất của hoạt động này. Điều đó giúp họ biết mình là ai, đang làm công việc tại văn phòng công chứng vì mục đích gì, tạo ra những hành vi, thái độ đúng chuẩn mang lại chất lượng và hiệu quả cao trong công việc. Vậy, bản chất công chứng là gì?
Luật công chứng 2006 được ban hành thì công chứng được coi như là một ngành nghề.
1. Công chứng là nghề nghiệp
Trong nhiều văn bản pháp luật trước đây, công chứng viên chưa được coi là một nghề, chỉ được xem như là một chức danh trong cơ quan nhà nước và thực hiện nhiệm vụ công chứng. Nhưng đến khi Luật công chứng 2006 được ban hành thì công chứng mới được coi như là một ngành nghề cho đến nay.
Nhìn nhận theo góc độ pháp lý, đây là cơ sở để xây dựng các quy định, chính sách liên quan đến nghề nghiệp đó, được quản lý theo định hướng của Nhà nước, phù hợp với nhu cầu và sự phát triển của xã hội. Mặt khác, trong khuôn khổ pháp luật, nghề công chứng cũng được phát triển một cách chính danh, từ đó người làm nghề sẽ được bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng.
Theo thực tiễn đời sống, khi nhắc đến nghề nghiệp, người ta thường nghĩ đến đặc thù, quy tắc, danh dự và đạo đức khi làm nghề. Muốn tồn tại lâu dài và phát triển, người hành nghề bắt buộc phải hiểu rõ quy định của pháp luật, bản chất về nghề nghiệp của mình, giúp đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người dân và không xảy ra sai sót trong khi tác nghiệp.
2. Công chứng là nhu cầu thiết yếu
Khi nhắc đến văn phòng công chứng là gì, hầu hết mọi người đều nghĩ ngay đến đây là nơi diễn ra hoạt động công chứng bằng cách sao y bản chính giấy tờ. Sau đó thực hiện việc làm thủ tục cần thiết khi muốn sang tên tài sản (nhà đất, ô tô, xe máy) hay thế chấp dùng để vay tiền ngân hàng.
Nhiều người nghĩ rằng công chứng là một thủ tục bắt buộc, rắc rối, không làm không được. Nhưng quan trọng hơn, nó giúp xác minh giấy tờ không phải là giả, tránh gặp trục trặc hay mất an toàn khi giao dịch mua bán tài sản lớn.
Với Nhà nước, công chứng là biện pháp, công cụ để thực hiện các mục tiêu như: chuẩn hóa các giao dịch, phòng ngừa những rủi ro pháp lý giúp tránh xảy ra các hậu quả tiêu cực, duy trì trật tự xã hội, giảm tải áp lực cho hệ thống cơ quan quản lý và cơ quan xét xử.
3. Công chứng là dịch vụ hay thủ tục
Tại các nước có nền tư pháp phát triển, công chứng tại phòng công chứng hay văn phòng công chứng tư nhân đều là một dịch vụ pháp lý tương tự như luật sư. Một số quốc gia trong hệ thống xã hội chủ nghĩa trước đây thì công chứng được thực hiện bởi cơ quan nhà nước và coi như một thủ tục hành chính.
Công chứng tại phòng công chứng công hay tư nhân đều là một dịch vụ pháp lý tương tự như luật sư
Về bản chất, dù là dịch vụ hay thủ tục, công chứng vẫn là hoạt động thu thập và lưu giữ lại các chứng cứ.
Nếu công chứng được hiểu là thủ tục, nghĩa là pháp luật sẽ ưu tiên vào những yếu tố quản lý, kiểm soát và đảm bảo trật tự xã hội của Nhà nước. Công chứng là một dịch vụ thì pháp luật hướng đến sự đảm bảo về an toàn pháp lý đối với công dân.
Tuy nhiên, đáp ứng nhiệm vụ của Nhà nước hay phục vụ nhu cầu của người dân đều quan trọng. Vì vậy, ở hầu hết các nước hiện nay, công chứng được quy định, cân bằng, hài hòa giữa cả hai và là một dịch vụ cơ bản thiết yếu nhằm phục vụ cho lợi ích của người dân, nhưng vẫn phải bảo đảm lợi ích chung cho toàn xã hội.
4. Công chứng là dịch vụ công
Theo Điều 3, Luật Công chứng 2014, công chứng đã chính thức được công nhận là một loại hình dịch vụ công. Thế nhưng, nếu không không so sánh, đối chiếu quy định cụ thể trong Luật, sẽ dễ tạo ra cách hiểu lệch lạc, mang nặng tính hành chính, coi “dịch vụ công” mang tính công quyền và được nhà nước ủy nhiệm, chuyển giao quyền lực cho công chứng viên.
Vậy nên, nghề công chứng cần phải hiểu rõ rằng yếu tố ‘công’ trong dịch vụ công có nghĩa là ‘công cộng’ chứ không mang nghĩa ‘công ích’ hay ‘công quyền’. Điều này được tạo ra với mục đích đưa dịch vụ công chứng đến gần với người dân hơn, tạo sự thuận tiện, dễ dàng cho họ khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ. Điều này đồng nghĩa với việc rủi ro pháp lý trong xã hội được giảm thiểu, hạn chế, tránh gây thiệt hại cho xã hội.
Khi đề cao hai yếu tố “công cộng” và “dịch vụ”, những người hành nghề công chứng phải biết đặt mình vào vị trí của người phục vụ, luôn mang lại chất lượng cao. Đó cũng là điều cơ bản nhưng không kém phần quan trọng để ngành công chứng phát triển đúng với quy luật vận hành của toàn bộ nền kinh tế thị trường.
5. Văn phòng công chứng tư nhân là tổ chức kinh tế
Nghị định 99/2016/NĐ-CP ra đời chính là cơ sở pháp lý đầu tiên khẳng định văn phòng công chứng là tổ chức kinh tế và được quy định tại Khoản 14, Điều 3.
Việc xác định này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cách thức vận hành hoạt động. Tổ chức kinh tế hoạt động với mục đích lợi nhuận phải tiến hành theo quy luật và bị tác động thị trường, dịch vụ công chứng lúc này được coi như sản phẩm dịch vụ do nơi đó cung cấp.
Về mặt địa vị pháp lý, văn phòng công chứng tư nhân cũng bình đẳng với các tổ chức kinh tế khác trong một số quy định chung như: có thể có nhiều hơn một con dấu, cách thức hạch toán và nộp thuế, chính sách với người lao động, chính sách ưu đãi khi thành lập và hoạt động ở những địa bàn có điều kiện kinh tế khó khăn,…
>>>>> Văn phòng chia sẻ TPHCM
Văn phòng công chứng tư nhân cũng bình đẳng với các tổ chức kinh tế khác.
Tóm lại, những người hành nghề công chứng dù thuộc phòng công chứng hay văn phòng công chứng đều cần phải xác định và nhớ rõ đây là một dịch vụ để hoạt động bền vững. Chính vì vậy, người yêu cầu công chứng chính là khách hàng và tổ chức công chứng phải đề cao chất lượng, hiệu quả đem lại cho người sử dụng dịch vụ của mình. Từ đó, nâng cao hình ảnh, uy tín giúp thu hút khách hàng và thúc đẩy doanh thu.
Bài viết cùng chủ đề
Thành lập công ty cổ phần và những thông tin quan trọng cần lưu ý
Công ty cổ phần là loại hình được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Tuy nhiên, việc thành lập công ty cổ phần cần những gì? Cần bao nhiêu vốn? Thủ tục và chi phí như thế nào? Cùng tham khảo nhé.
Cập Nhật: 8/5/2023Cập nhật thông tin 5 loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay
Hiện nay có 5 loại hình doanh nghiệp, bao gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, Công ty cổ phần, Công ty hợp danh, Doanh nghiệp tư nhân
Cập Nhật: 19/4/2023Định nghĩa FDI và các thuật ngữ liên quan FDI
FDI là viết tắt của từ Foreign Direct Investment, được hiểu là đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp hoạt động kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Cập Nhật: 18/4/2023Lịch nghỉ 30/4 - 1/5 năm 2023 là ngày lễ dài kỷ lục?
Lịch nghỉ 30/4 và 1/5 năm 2023 dành cho học sinh và công nhân viên chức nhà nước, người lao động theo quy định của Nhà Nước.
Cập Nhật: 17/3/2023Tặng đồng hồ có ý nghĩa gì? Có nên mua đồng hồ tặng cấp trên và người thân không?
Ý nghĩa của việc tặng đồng hồ và gợi ý những loại đồng hồ, những câu chúc phù hợp cho từng mối quan hệ
Cập Nhật: 27/2/2023Hoá đơn điện tử là gì? Hướng dẫn cách huỷ hoá đơn điện tử đã phát hành
Trong quá trình tiếp cận với xu hướng chuyển đổi số, công nghệ số, phần lớn doanh nghiệp Việt Nam đã làm quen với hoá đơn điện tử - một giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp số ở thời điểm hiện tại.
Cập Nhật: 9/1/2023