Cách trồng và chăm sóc cây dây nhện tại văn phòng đảm bảo ra hoa
Cây dây nhện còn được gọi là cây mẫu tử, cỏ nhện hoặc lan chi… loại cây này đang được nhiều người yêu thích , cùng tìm hiểu cách trồng cây dây nhện này nhé
1. Nhận biết cây dây nhện
Cây dây nhện là loại cây có xuất xứ từ Nam Phi, cây thuộc họ măng tây, là một loài thực vật thân thảo, có tên khoa học là Chlorophytum comosum, cây dây nhện còn có nhiều tên gọi khác như cây mẫu tử, cỏ nhện, cỏ lan chi, cỏ điếu lan… được bày trí trong nhiều gia đình để tăng tính thẩm mỹ và có niềm tin mang lại may mắn, tài lộc cho gia chủ.
Đặc điểm cây dây nhện
Lá cây mỏng, có kích thước dài, lá cây dài từ 20cm đến 30cm, chiều cao cây từ 30cm đến 60cm. Màu sắc của lá cây thường là sự kết hợp của hai màu xanh và trắng. Cây dây nhện mọc thành từng bụi, các lá của cây thường xếp chồng lên nhau.
Cây dây nhện có độc không?
Cây dây nhện không có chứa độc tố, tuy nhiên nếu vô tình nuốt phải lá cây thì cơ thể sẽ xảy ra phản ứng như đau bụng, buồn nôn,…
2. Cây dây nhện hợp mệnh gì?
Để biết được cây dây nhện hợp mệnh gì, trước hết phải xác định màu sắc chủ đạo của lá cây, từ đó biết được cây thuộc về hành nào trong ngũ hành, sau đó căn cứ vào sự tương sinh, tương khắc của các hành mà xác định cây hợp với mệnh nào, không hợp với mệnh nào.
Theo đó, lá cây dây nhện có màu sắc là màu xanh cùng với sọc trắng chạy dọc theo lá của cây, và khi trên lá có màu sắc khác màu xanh thì người ta lấy màu đỏ làm màu đặc trưng của lá cây. Như vậy ở lá cây dây nhện, màu đặc trưng là màu trắng.
Xét theo ngũ hành, màu trắng đặc trưng của cây dây nhện thuộc hành Kim, mà hành Kim thì tương sinh với hành Thủy, có thể thấy cây dây nhện hợp với người mệnh Kim và người mệnh Thủy. Tuy nhiên còn một trường hợp đặc biệt là cây dây nhện trồng thủy sinh, với trường hợp này thì cây dây nhện có thêm thuộc tính thủy chứ không đơn thuần chỉ mang thuộc tính Kim, mà theo ngũ hành thì Kim sinh Thủy, Thủy thịnh thì Kim suy, như vậy với hình thức trồng thủy sinh thì cây dây nhện chỉ phù hợp với người mệnh Thủy.
Cây dây nhện không hợp mệnh nào?
Có thể thấy cây dây nhện thuộc hành Kim, khắc Mộc, đồng thời trong ngũ hành, Thổ sinh Kim, Kim thịnh thì Thổ suy, do đó, xét theo ngũ hành thì cây dây nhện không phù hợp với mệnh Mộc và mệnh Thổ.
hông hợp với người mệnh mộc và mệnh thổ.
3. Cách trồng cây dây nhện thủy sinh
Trồng thủy sinh là hình thức trồng cây mà không sử dụng đất, chỉ sử dụng nước và các chất dinh dưỡng để cây hấp thụ từ trong nước để sinh trưởng và phát triển, thông thường, người ta sẽ trồng bằng những loại bình có chất liệu trong suốt, qua đó có thể nhìn thấy được sự phát triển của rễ cây rất sinh động, với sự mới lạ của hình thức trồng cây thủy sinh mang lại, đây là một lựa chọn được rất nhiều người lựa chọn khi trồng cây để trang trí trong nhà hay nơi làm việc.
Cách 1: Trồng bằng cây mẹ
Trước tiên, để cây quen với môi trường nước, sau đó mới bắt đầu trồng thủy sinh. Để cây làm quen với môi trường nước, phải cho một phần rễ cây còn trong đất, một phần rễ cây cho tiếp xúc với môi trường nước trong khoảng từ 3 tuần đến 4 tuần, khi rễ cây đã quen mới trồng hẳn trong nước.
Khi trồng hẳn trong nước, chỉ để rễ cây ngập 1/3, không để ngập hoàn toàn sẽ làm rễ cây bị ngập úng, làm chết cây. Khi trồng thủy sinh phải chuẩn bị các loại phân phù hợp dành cho việc trồng thủy sinh, đồng thời lúc đầu khoảng 1 ngày đến 2 ngày nên đem cây ra ngoài một lần, khi cây đã quen với môi trường trong nhà thì có thể một tuần đem cây ra ngoài một lần.
Cách 2: Trồng bằng nhánh cây con
Từ các nhánh cây con được mọc ra từ cây mẹ, cho cây con tiếp xúc với môi trường nước, để rễ cây chìm trong nước, lưu ý là không ngắt cây con khỏi cây mẹ, vẫn để cây con gắn với cây mẹ, sau khoảng 3 tuần đến 4 tuần, rễ cây phát triển mạnh mẽ trong nước, sau đó tác hẳn cây con ra khỏi cây mẹ và cứ như vậy bắt đầu trồng thủy sinh.
4. Cách trồng và chăm sóc cây dây nhện
Cây dây nhện thực sự đem lại nhiều hiệu quả tốt cho không gian sống và có ý nghĩa phong thủy tốt đẹp, là sự lựa chọn cho nhiều gia đình khi tìm kiếm một loại cây để bày trí, tạo mảng xanh cho ngôi nhà, cách trồng, chăm sóc cây có ý nghĩa quan trọng giúp cây phát triển tốt, phát huy tối đa hiệu quả mà cây mang lại.
Cần nắm vững cách trồng cây dây nhện để tránh sâu bệnh cho cây
Đầu tiên là việc lựa chọn giống tốt, nên lựa chọn những cây khỏe, không bị sâu bệnh, lá xanh, tươi tốt, không vàng vọt, dải trắng liền mạch, không đứt đoạn.
Tiếp theo là khâu lựa chọn loại đất trồng phù hợp, thành phần trộn đất gồm xơ dừa, tro, trấu, đất sạch, không có sâu bệnh hại, có thể bổ sung một số sỏi trên bề mặt, có tác dụng thẩm mỹ đồng thời giúp cây hấp thụ dưỡng chất tốt hơn.
Sau cùng là vấn đề bón phân và tưới nước cho cây, cách khoảng 15 ngày nên bón phân cho cây một lần, các loại phân thường dùng như đạm, lân, kali và nên được pha loãng. Về nước tưới, vì đây là loại cây giữ nước nên chỉ cần phun sương lên lá cây hay gốc cây để tạo độ ẩm là được.
5. Cây dây nhện có ra hoa không?
Cây dây nhện có ra hoa, hoa thường ra ở nhánh con mọc ra từ cây mẹ, thông thường hoa sẽ nở vào mùa hè, lúc khí hậu ấm áp, tuy nhiên với những nơi có khí hậu nóng quanh năm thì hoa có thể nở bất kỳ thời điểm nào, và theo phong thủy thì khi cây dây nhện ra hoa sẽ đem lại nhiều sự may mắn và tài lộc, thịnh vượng cho gia chủ.
Hoa của cây dây nhện có màu trắng, kích thước nhỏ và cũng đem lại nhiều thích thú cho người trồng do ý nghĩa mà hoa mang lại cũng như hình ảnh hoa cũng khá đẹp.
6. Đặt cây dây nhện trong nhà có tốt không?
Cây dây nhện là một loại cây trồng trong nhà đem lại hiệu quả rất tốt về cảnh quan cũng như sức khỏe cho gia đình, trồng cây tạo nên mảng xanh cho ngôi nhà, tạo ra vẻ đẹp hài hòa giúp xả stress, xua tan mệt mỏi, đồng thời cây còn mang lại hiệu quả giúp thanh lọc không khí, hấp thụ các chất khí độc hại, đem lại không gian tươi mới, bầu không khí trong lành cho ngôi nhà.
Cây có thể được trồng với nhiều hình thức như trồng trong đất, trồng thủy sinh hay chậu treo trong nhà, đem đến nhiều sự lựa chọn cũng như nhiều cách bày trí phù hợp với không gian của ngôi nhà, có thể bày trí cây trong phòng ngủ, trên bàn làm việc… tạo sự thoải mái cho không gian nghỉ ngơi, học tập và làm việc.
Với đặc tính dễ trồng, ít tốn công chăm sóc, khả năng sinh trưởng, phát triển mạnh mẽ và khả năng thanh lọc không khí, hấp thu chất độc hại trong không khí, cây dây nhện là một lựa chọn tối ưu cho ngôi nhà, một mảng xanh là điểm nhấn cho tổ ấm của nhiều gia đình.
Theo một số nghiên cứu cho thấy với 70 cây dây nhện có khả năng lọc các chất khí độc hại có trong không khí trong phạm vi 160m2, một tác dụng tuyệt vời.
7. Cây dây nhện có mấy loại?
Cây dây nhện xét theo kích thước của lá cây thì có thể phân thành hai loại là cây dây nhện lá dài và cây dây nhện lá ngắn.
Ngoài ra, cây dây nhện còn được phân loại dựa trên màu sắc của lá, với cách phân loại dựa trên màu sắc của lá, cây dây nhện cũng được phân thành hai loại là cây dây nhện lá xanh và cây dây nhện lá sọc.
- Cây dây nhện lá ngắn: Lá của cây không dài, bề rộng tương đối to hơn lá của cây dây nhện lá dài, lá của cây không phải quá ngắn và kích thước tối đa của lá thường rơi vào độ dài khoảng 20cm. Cây dây nhện lá ngắn thường được trồng trong nhà hay để trên bàn làm việc do có kích thước nhỏ, gọn gàng.
- Cây dây nhện lá dài: lá của cây dây nhện lá dài không to, chiều dài đạt được từ 30cm đến 40 cm, với kích thước lá như trên, cây dây nhện lá dài thường được chủ nhân của ngôi nhà lựa chọn trồng ở bên ngoài ban công hay mái hiên của ngôi nhà, với cách thức trồng trong chậu và được treo lên cao, cho phần lá cây rủ xuống tạo nên hiệu ứng chuyển động mềm mại rất đẹp khi có gió thổi nhè nhẹ.
Cây dây nhện lá sọc
- Cây dây nhện lá sọc: lá của cây có những sọc trắng chạy dài trên thân lá, có thể xuất hiện ở mép hay ở chính giữa của lá tạo điểm nhấn rất đẹp.
- Cây dây nhện lá xanh: lá của cây không có những sọc trắng như cây dây nhện lá sọc, với màu sắc đặc trưng bắt mắt thì cây dây nhện lá sọc được lòng người tiêu dùng hơn cây dây nhện lá xanh khi mua sắm, lựa chọn bày trí cho ngôi nhà.
Cách phân biệt các loại cây dây nhện
Phân biệt cây dây nhện lá ngắn và cây dây nhện lá dài: cách đơn giản để phân biệt là dựa vào kích thước lá, với cây dây nhện lá ngắn có kích thước ngắn hơn và bề rộng của lá có kích thước to bản hơn hẳn cây dây nhện lá dài, mặt khác, cây dây nhện lá dài có kích thước dài, khi phát triển lá có xu hướng rủ xuống do kích thước nhỏ, dài của lá.
Phân biệt cây dây nhện lá sọc và cây dây nhện lá xanh: để phân biệt hai loại cây này thì đơn giản dựa vào màu sắc của lá, với cây dây nhện lá sọc thì có những sọc trắng chạy dài theo thân lá còn cây dây nhện lá xanh chỉ có một màu xanh và không có sọc trắng kèm theo.
8. Tác dụng của cây dây nhện
Cây dây nhện có những tác dụng đặc biệt tốt cho sức khỏe con người, tạo ra môi trường sống trong lành cho ngôi nhà nên được rất nhiều gia đình lựa chọn để trang trí cho ngôi nhà, vừa tạo nét thẩm mỹ vừa tốt cho sức khỏe.
Cây dây nhện có tác dụng hấp thụ các chất khí như CO2, benzen được thải ra từ máy in, máy photocopy, nicotine được thải ra từ khói thuốc lá,… giúp thanh lọc không khí, làm cho không khí, không gian sống trong lành, sạch sẽ, tươi mới.
Cây dây nhện còn có khả năng hấp thụ bức xạ điện từ từ các thiết bị điện tử như máy vi tính, điện thoại,… thích hợp để trên bàn làm việc nơi tập trung nhiều thiết bị điện tử hay phòng ngủ để có được giấc ngủ ngon hơn.
Ngoài ra cây còn có tác dụng làm dược liệu để chữa bệnh, như rễ cây có tác dụng điều trị các bệnh liên quan tiêu hóa, thân cây có tác dụng thanh nhiệt cho cơ thể, trị viêm,… trồng cây trong nhà còn có tác dụng giúp xả stress, hạn chế trầm cảm.
Từ góc độ phong thủy, cũng như mỹ quan cây dây nhện không chỉ đem lại sự may mắn, tài lộc cho gia chủ, đem lại sự bình yên, vận khí tốt cho gia đình. Loại cây này còn mang lại nét đẹp thanh tao, đơn giản nhưng sang trọng.
Bài viết cùng chủ đề
Những cuốn sách hay về kinh doanh nên đọc trước khi khởi nghiệp
Kinh doanh là một lĩnh vực rộng lớn và phức tạp, đòi hỏi người tham gia cần có đủ kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm. Để thành công trong kinh doanh, ngoài việc học hỏi từ thực tế, chúng ta cũng có thể tham khảo những cuốn sách hay về kinh doanh.
Cập Nhật: 27/11/202315+ ý tưởng trang trí Tết văn phòng 2024 ấn tượng, dễ làm
Bên dưới đây là những ý tưởng trang trí Tết văn phòng ấn tượng và dễ làm giúp văn phòng của bạn trở nên bừng sáng, đầy sắc xuân.
Cập Nhật: 27/11/2023Pantry là gì? Những đặc điểm và lợi ích của Pantry văn phòng
Trong thiết kế văn phòng làm việc hiện nay thường không thể thiếu khu vực Pantry. Đây là nơi dành cho nhân viên nghỉ ngơi, tái tạo lại năng lượng sau một ngày dài làm việc. Vậy Pantry là gì? Pantry văn phòng có những lợi ích và đặc điểm gì?
Cập Nhật: 27/11/2023Lễ hạ cây nêu ngày Tết - Nét đẹp truyền thống của văn hóa Việt
Cây nêu được dựng vào thời gian cuối tháng chạp mỗi khi đến Tết Nguyên đán. Đây là một nét văn hóa đẹp và là một phong tục cổ truyền tốt đẹp của người việt mỗi dịp Tết đến.
Cập Nhật: 21/9/2023Cách nhân giống, chăm sóc cây bướm đêm và cây bướm đêm hợp mệnh gì?
Cây bướm đêm có màu sắc và hình thù bắt mắt nên thường được ứng dụng trong trang trí nhà cửa. Cùng chúng tôi tìm hiểu các đặc điểm cũng như cách nhân giống, cách chăm sóc cây bướm đêm.
Cập Nhật: 21/9/2023Căn hộ cho thuê ngắn hạn: có phải là xu hướng mới?
Thị trường bất động sản căn hộ cho thuê ngắn hạn đang là xu hướng được rất nhiều người quan tâm. Bởi đây là mô hình kiểu “homestay” này cho thuê vài ngày hoặc vài tiếng và không cần hợp đồng thỏa thuận. Vậy căn hộ cho thuê ngắn hạn là như thế nào? Dạng cho thuê này có hợp pháp hay không? Cùng Arental tìm hiểu thông qua bài viết sau nhé.
Cập Nhật: 14/8/2023