• Chia sẻ bất động sản này

Các hình thức thành lập doanh nghiệp, thủ tục khi thành lập doanh nghiệp

Nền kinh tế hiện nay ngày càng phát triển, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp mới hình thành và phát triển, cùng tham gia vào chuỗi hoạt động kinh tế sôi động này.

 

Các hình thức thành lập doanh nghiệp, thủ tục khi thành lập doanh nghiệp

Nền kinh tế hiện nay ngày càng phát triển, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp mới hình thành và phát triển, cùng tham gia vào chuỗi hoạt động kinh tế sôi động này. Trên con đường hướng đến kinh doanh của mình, điều đầu tiên mà các doanh nghiệp tương lai cần phải làm đó là lựa chọn loại hình doanh nghiệp và song song với đó là thủ tục thành lập doanh nghiệp như thế nào? Hiện nay có nhiều sự thay đổi trong các điều luật khi thành lập doanh nghiệp khiến nhiều người còn cảm thấy lúng túng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này nhé!

1.       Các hình thức thành lập doanh nghiệp

Các hình thức thành lập doanh nghiệp đã được quy định bằng văn bản rõ ràng ở Luật doanh nghiệp cho Nhà nước ban hành. Với những doanh nghiệp chạy theo mô hình Startup, doanh nghiệp vừa và nhỏ cần phải có những lưu ý đặc biệt khi thành lập. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho các doanh nghiệp hạn chế được những rủi ro và phát sinh không đáng có trong giai đoạn này.

1.1   Các hình thức, đối tượng phù hợp hình thức đó

Theo quy định trong Luật doanh nghiệp năm 2014 còn hiệu lực thi hành trong năm 2020, tại Việt Nam đang có 4 hình thức thành lập doanh nghiệp phổ biến đó là:

- Doanh nghiệp tư nhân: doanh nghiệp tư nhân sẽ do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình trong mọi hoạt động. Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân, chủ doanh nghiệp hoàn toàn có quyền chủ động và quyết định mọi hoạt động kinh doanh quan trọng của mình.

thủ tục thành lập doanh nghiệp

 

Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân tự làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình

- Công ty cổ phần: Vốn điều lệ ở công ty cổ phần sẽ được chia thành nhiều phần nhỏ bằng nhau. Người sở hữu cổ phần được gọi là cổ đông, chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản trong phạm vi vốn góp.

- Công ty TNHH một thành viên: Chủ sở hữu loại hình doanh nghiệp này có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty cho tổ chức hoặc cá nhân khác. Công ty TNHH một thành viên không có quyền phát hành cổ phiếu.

- Công ty TNHH hai thành viên trở lên: Các thành viên của doanh nghiệp này sẽ chịu trách nhiệm về khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn đã góp hoặc cam kết góp. Số lượng thành viên tối thiểu là hai người và tối đa không quá năm người.

1.2 Những lưu ý khi thành lập doanh nghiệp đối với startup, doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME)

Doanh nghiệp startup, doanh nghiệp vừa và nhỏ thường có nguồn vốn đầu tư ban đầu khá hạn chế nên việc tiết kiệm chi phí luôn được coi là yêu sách hàng đầu. Tuy nhiên trên thực tế, có khá nhiều đơn vị này chưa biết tính toán sao cho các khoản chi phí được tiết kiệm nhất nên rất dễ rơi vào tình trạng lỗ vốn hay phá sản.

 

thủ tục thành lập doanh nghiệp

Tiết kiệm chi phí thuê mặt bằng, tìm kiếm văn phòng cho thuê giá rẻ

Một cách tiết kiệm hiệu quả đó là về chi phí thuê mặt bằng văn phòng. Có rất nhiều chủ doanh nghiệp thường ảo tưởng rằng mình sẽ phát triển một cách thuận lợi nên kí hợp đồng thuê văn phòng cả năm trời. Tuy nhiên điều này hoàn toàn không nên chút nào. Việc trả tiền thuê văn phòng trong cả năm sẽ khiến bạn tốn một khoản rất lớn. Tốt nhất là nên chọn những văn phòng cho thuê có giá rẻ và ký hợp đồng trong một vài tháng đầu tiên trước.

2.       Các thủ tục thành lập doanh nghiệp

Hiện nay các doanh nghiệp mới thường gặp phải nhiều vướng mắc trong thủ tục thành lập doanh nghiệp. Nếu không cập nhật và nắm bắt đầy đủ thủ tục giấy tờ sẽ khiến bạn tốn rất nhiều thời gian và công sức chờ đợi mỗi ngày.

2.1   Các thủ tục giấy tờ, quy trình thành lập doanh nghiệp

Thủ tục thành lập doanh nghiệp bao gồm các thủ tục giấy tờ sau:

● Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp

● Điều lệ doanh nghiệp

● Bản sao chứng thực cá nhân của người sáng lập hoặc người đại diện theo pháp luật

● Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài.

● Giấy ủy quyền của chủ sở hữu cho người được ủy quyền khi chủ sở hữu là tổ chức

● Giấy ủy quyền cho tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục

thủ tục thành lập doanh nghiệp

Thủ tục thành lập doanh nghiệp cần chuẩn bị thật đầy đủ giấy tờ

Sau khi hoàn thành thủ tục thành lập doanh nghiệp và được cấp giấy chứng nhận kinh doanh, doanh nghiệp cần tiến hành công bố nội dung đăng ký trên cổng thông tin quốc gia. Song song với đó là khắc dấu pháp nhân, thông báo sử dụng mẫu dấu của doanh nghiệp.

2.2   Gợi ý nên chọn những bên cho thuê văn phòng có hỗ trợ trọn gói các thủ tục này

Thủ tục thành lập doanh nghiệp tiêu tốn của bạn rất nhiều thời gian và công sức. Bên cạnh đó, việc không am hiểu về luật doanh nghiệp còn có thể khiến bạn phải làm đi làm lại nhiều lần mà vẫn chưa thể đưa công ty đi vào những hoạt động đầu tiên. Để giải quyết những rắc rối này, tốt nhất là các doanh nghiệp nên tìm cho mình một đơn vị hỗ trợ trọn gói các thủ tục này bao gồm: thủ tục thành lập doanh nghiệp, tìm kiếm văn phòng cho thuê.

Arentel sẽ là địa chỉ tin cậy dành cho bạn khi muốn sử dụng gói tiện ích này. Với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, am hiểu luật doanh nghiệp, chắc chắn sẽ giúp bạn hoàn thiện những thủ tục thành lập doanh nghiệp trong thời gian ngắn nhất mà không tốn quá nhiều chi phí. 

Bên cạnh đó, chúng tôi còn hỗ trợ dịch vụ tìm kiếm và cho thuê văn phòng giá rẻ, uy tín giá rẻ. Arental luôn mong muốn đem đến cho khách hàng chuỗi dịch vụ xuyên suốt và hoàn hảo nhất. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua địa chỉ hotline: 0904 667 858 hoặc truy cập trực tiếp vào trang web này để nhận được tư vấn sớm nhất.

0903642689