Cách thay đổi địa chỉ đăng ký kinh doanh do sáp nhập Phường, Quận
Cách thay đổi địa chỉ doanh nghiệp do sáp nhập Phường, Quận đơn giản, nhanh chóng, tiết kiệm mà doanh nghiệp có thể tự thực hiện không cần sử dụng dịch vụ.
Cách thay đổi địa chỉ đăng ký kinh doanh do sáp nhập Phường, Quận doanh nghiệp có thể tự thực hiện
Nội dung bài viết
1. Thông tin các phường được sáp nhập
2. 8 bước thay đổi địa chỉ doanh nghiệp do sáp nhập các Phường, Quận
1. Thông tin các phường được sáp nhập
Ngày 9/12/2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội công bố Nghị quyết số 1111/2020 về sắp xếp các đơn vị hành chính, sáp nhập 19 phường trên địa bàn tp.HCM và thành lập tp.Thủ Đức trực thuộc tp.HCM. Nội dung nghị quyết sẽ có 5 quận có sự thay đổi địa giới hành chính giữa các phường (quận 3, 4, 5, 10 và Phú Nhuận) và sáp nhập quận 2,9, Thủ Đức thành lập thành phố Thủ Đức. Theo đó, sau khi thực hiện nội dung nghị quyết, Tp.HCM giảm đi 10 phường và thêm 1 thành phố.
>>> Các loại giấy tờ doanh nghiệp cần thay đổi khi thay đổi địa chỉ do sáp nhập Phường, Quận
>>> 3 loại giấy tờ quan trọng công dân tp.Thủ Đức cần thay đổi
Lễ công bố Nghị Quyết 1111/2020
- Quận 3: Thành lập Phường Võ Thị Sáu trên cơ sở sáp nhập phường 6, 7, 8 của Quận 3. Sau khi sáp nhập, phường có diện tích tự nhiên 2,2 km2 và quy mô dân số gần 37.000 người và Quận 3 từ 14 phường giảm còn 12 phường.
- Quận 4: Thực hiện sáp nhập phường 5 với phường 2 và lấy tên gọi mới là phường 2, phường 12 với phường 13 và lấy tên gọi mới là phường 13. Sau sáp nhập, Quận 4 còn 13 phường, giảm đi 2 phường.
- Quận 5: Sát nhập phường 12 với phường 15 và lấy tên gọi mới là phường 15; Sau sát nhập Quận 5 còn 14 phường, giảm 1 phường.
- Quận 10: Sáp nhập phường 3 với phường 2 và lấy tên gọi mới là phường 2. Sau sáp nhập Quận 10 giảm 14 phường, giảm 1 phường.
- Quận Phú Nhuận: Sáp nhập phường 11, 12 và lấy tên gọi mới là phường 11 với diện tích 0,39 km2 và hơn 15.500 người dân.
- Sáp nhập 3 Quận: Quận 2, Quận 9 và Quận Thủ Đức, thành lập nên tp. Thủ Đức. Và sáp nhập phường phường An Khánh và Thủ Thiêm, lấy tên gọi phường Thủ Thiêm; sáp nhập phường Bình An và phường Bình Khánh lấy tên gọi phường An Khánh. Sau khi sáp nhập, Quận 2 chỉ còn 9 đơn vị hành chính phường trực thuộc tp. Thủ Đức.
Sau khi thự hiện những thay đổi về địa giới hành chính, TP.HCM giảm từ 24 xuống còn 22 quận, huyện (gồm 16 quận, 1 thành phố và 5 huyện); giảm từ 322 xã, phường, thị trấn xuống còn 312 (gồm 249 phường, 58 xã và 5 thị trấn)
Người dân, doanh nghiệp đang làm việc, hoạt động tại những khu vực này cần thực hiện cập nhật lại thông tin, để thuận tiện cho hoạt động kinh doanh và giao dịch.
2. 8 bước thay đổi địa chỉ doanh nghiệp do sáp nhập các Phường, Quận
Dưới đây là 8 bước đơn giản nhất giúp doanh nghiệp có thể chủ động cập nhật địa chỉ doanh nghiệp trong trường hợp địa chỉ bị thay đổi do thay đổi về đơn vị hành chính, cũng như việc sáp nhập các phường, quận
Bước 1: Tạo tài khoản và đăng ký tại đây
- Hướng dẫn Đăng ký sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh
Bước 2: Tạo hồ sơ doanh nghiệp
- Hướng dẫn chi tiết các bước tạo hồ sơ
Bước 3: Nhập thông tin
- Hướng dẫn chi tiết các bước nhập thông tin
Bước 4: Scan và tải tài liệu đính kèm
- Hướng dẫn chi tiết Scan và tải tài liệu đính kèm
Bước 5: Chuẩn bị hồ sơ
- Hướng dẫn chi tiết thông tin hồ sơ cần chuẩn bị
Bước 6: Theo dõi tình trạng hồ sơ
- Hướng dẫn Theo dõi tình trạng xử lý hồ sơ
Bước 7: Sửa đổi, bổ sung nếu có
- Hướng dẫn sửa đổi bổ sung nếu có
Bước 8: Nhận kết quả
Ngoài ra, đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ văn phòng ảo tại những Phường, Quận có thay đổi về địa giới hành chính có thể chủ động nhờ sự hỗ trợ từ ban quản lý tòa nhà.
Riêng tại Arental.vn, doanh nghiệp sử dụng văn phòng ảo quận 2, văn phòng ảo Phú Nhuận, hoặc doanh nghiệp đang sử dụng văn phòng cho thuê quận 2, văn phòng cho thuê phú nhuận trong hệ thống tòa nhà của chúng tôi đều được hỗ trợ cập nhật, thay đổi địa chỉ doanh nghiệp.
Bài viết cùng chủ đề
Hoá đơn điện tử là gì? Hướng dẫn cách huỷ hoá đơn điện tử đã phát hành
Trong quá trình tiếp cận với xu hướng chuyển đổi số, công nghệ số, phần lớn doanh nghiệp Việt Nam đã làm quen với hoá đơn điện tử - một giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp số ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng tường tận mọi quy trình sử dụng hóa đơn điện tử, nhất là cách huỷ hoá đơn điện tử đã phát hành. Nếu cũng đang gặp vấn đề về cách xử lý hoá đơn điện tử viết sai, bạn hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây cùng chúng tôi nhé!
Cập Nhật: 9/1/2023Tìm hiểu chi tiết chế độ nghỉ thai sản của người lao động quy định mới nhất
Chế độ nghỉ thai sản là gì? Người lao động nghỉ thai sản có đóng BHXH không? Nộp đơn nghỉ xin nghỉ thai sản trước bao nhiêu ngày là được? Nếu đang có những thắc mắc xoay quanh chế độ nghỉ thai sản, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!
Cập Nhật: 26/12/2022Hướng dẫn cách tính bảo hiểm thất nghiệp chi tiết cho người lao động
Bảo hiểm thất nghiệp đóng vai trò cực kỳ quan trọng, giúp người lao động san sẻ gánh nặng kinh tế khi chưa tìm được việc mới
Cập Nhật: 21/12/2022Thuế thu nhập bất thường là gì? Tìm hiểu chi tiết 5 nhóm thu nhập tại Việt Nam
Đối với những cá nhân làm việc tự do, không ký hợp đồng lao động hoặc thời hạn ký hợp đồng dưới 3 tháng cùng mức thu nhập trên 2 triệu đồng thường bị trừ 10% thuế thu nhập bất thường. Loại thuế này được áp dụng khá phổ biến đối với nhiều lao động Việt Nam
Cập Nhật: 20/12/2022Luật phá sản doanh nghiệp là gì? Cập nhật luật phá sản doanh nghiệp mới nhất
So với trước đây, luật phá sản doanh nghiệp đã có những đối mới nào? Các quy định trong bộ luật phá sản doanh nghiệp đã thay đổi ra sao? Doanh nghiệp phá sản cần nộp các chi phí nào? Là một chủ doanh nghiệp, bạn hiểu rõ những giải đáp về các thắc mắc liên quan đến luật phá sản doanh nghiệp qua bài viết dưới đây.
Cập Nhật: 19/12/2022Thuế thu nhập đặc biệt là gì? Tìm hiểu chi tiết về thuế thu nhập đặc biệt
Khi nhắc đến các loại thuế phổ biến ở nước ta chắc chắn không thể bỏ qua thuế thu nhập đặc biệt. Loại thuế này giúp Nhà nước quản lý các sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đặc biệt, xa xỉ hiệu quả hơn.
Cập Nhật: 16/12/2022