Cập nhật ngay cách tính thuế thu nhập cá nhân 2022
Mỗi người lao động có thu nhập từ tiền lương, tiền công đều phải nộp thuế TNCN. Vậy cách tính thuế thu nhập cá nhân 2022 như thế nào?
Nội dung bài viết:
1.Giới thiệu về thuế thu nhập cá nhân
2.Hướng dẫn cách tính thuế thu nhập cá nhân
3. Hướng dẫn cách tra cứu thuế thu nhập cá nhân
- 3.1 Tra cứu thuế thu nhập cá nhân mang lại lợi ích gì?
- 3.2 Cách tra cứu thuế thu nhập cá nhân
- 3.3 Cách tính thuế thu nhập cá nhân 1 năm
4. Có nên sử dụng app tính thuế thu nhập cá nhân online không?
Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là một trong những loại thuế quan trọng, đóng góp vào nguồn ngân sách của nhà nước. Mỗi người lao động có thu nhập từ tiền lương, tiền công đều phải nộp thuế TNCN. Vậy cách tính thuế thu nhập cá nhân 2022 như thế nào? Có gì cần lưu ý?
1. Giới thiệu về thuế thu nhập cá nhân
Ai phải đóng thuế thu nhập
cá nhân?
Theo quy định tại Điều 2, Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007, sửa đổi bổ sung năm 2012: “Đối tượng phải nộp thuế thu nhập cá nhân bao gồm cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế”.
Thứ nhất, theo quy định tại Điều 3 của Luật thuế thu nhập cá nhân: “người nộp thuế thu nhập cá nhân gồm cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế’’.
-
Cá nhân cư trú: thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi trả/ nhận thu nhập.
-
Cá nhân không cư trú: thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại Việt Nam, không phân biệt nơi trả/ nhận thu nhập.
Thứ hai, cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong những yêu cầu sau:
-
Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên, tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam.
-
Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.
Thứ ba, cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện nêu trên đối với cá nhân cư trú.
Để tính thuế thu nhập cá nhân, người lao động phải căn cứ theo các bậc tính thuế được quy định tại Phụ lục số 01/PL - TNCN ban hành kèm Thông tư 111/2013/TT - BTC. Sau đây là 7 bậc thuế thu nhập cá nhân theo tháng được quy định
-
Bậc 1: Thu nhập tính thuế đến 5 triệu đồng, thuế suất 5%.
-
Bậc 2: Thu nhập tính thuế từ 5 - 10 triệu, thuế suất 10%.
-
Bậc 3: Thu nhập tính thuế từ 5 - 18 triệu, thuế suất 15%.
-
Bậc 4: Thu nhập tính thuế từ 18 - 32 triệu, thuế suất 20%.
-
Bậc 5: Thu nhập tính thuế từ 32 - 52 triệu, thuế suất 25%.
-
Bậc 6: Thu nhập tính thuế từ 52 - 80 triệu, thuế suất 30%.
-
Bậc 7: Thu nhập tính thuế trên 80 triệu đồng, thuế suất 35%.
2. Hướng dẫn cách tính thuế thu nhập cá nhân
2.1 Đối với cá nhân cư trú
Cách tính thuế TNCN với nhân viên ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên
Công thức: Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất (4)
Trong đó:
-
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - các khoản giảm trừ (3)
-
Thu nhập chịu thuế = Tổng tiền lương nhận được (1) - các khoản được miễn thuế (2).
Sau đây là cách xác định từng khoản chi tiết trong công thức tính thuế TNCN theo biểu lũy tiến nêu trên:
-
Tổng lương nhận được
Đây là toàn bộ các khoản thu nhập mà người lao động nhận được trong tháng tính thuế. Bao gồm: lương, phụ cấp và các khoản bổ sung khác.
-
Các khoản được miễn thuế
-
Tiền phụ cấp ăn trưa, giữa ca
-
Nếu doanh nghiệp tổ chức bữa ăn trưa, cấp phiếu ăn thì miễn hết (không giới hạn).
-
Nếu phụ cấp vào tiền lương (chi bằng tiền) thì được miễn tối đa 730.000 đồng/ người/ tháng.
-
Trường hợp mức chi cao hơn 730.000, phần chi vượt mức sẽ tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động.
Ví dụ: Công ty ABC không tổ chức nấu ăn nhưng phụ cấp tiền ăn vào bảng lương hàng tháng. Trong tháng 1/2022, nhân viên A được phụ cấp tiền ăn trưa là 900.000. Như vậy, A sẽ được miễn 730.000. Còn 170.000 còn lại sẽ tính vào thuế TNCN.
-
Theo công văn số 4767/TCT-DNNCN ngày 20/11/2019 của Tổng cục Thuế về chính sách thuế TNCN đối với khoản tiền ăn giữa ca cho người lao động: ‘’Trường hợp công ty vừa tổ chức bữa ăn giữa ca dưới hình thức trực tiếp nấu ăn vừa chi tiền mặt không quá hạn mức 730.000 đồng/ người/ tháng sẽ được miễn thuế TNCN’’.
-
Phụ cấp điện thoại: Được miến theo khoản chi do công ty quy định.
-
Tiền phụ cấp trang phục
-
Nhận được tiền mặt: Miễn phí tối đa 5 triệu/ người/ năm.
-
Nhận bằng hiện vật: Miễn toàn bộ.
-
Vừa nhận được tiền vừa được hiện vật: phần nhận được hiện vật không bị tính thuế còn phần tiền sẽ bị khống chế 5 triệu/ năm.
-
Tiền làm thêm giờ ban đêm: làm thêm giờ cao hơn so với làm việc ban ngày sẽ được miễn phần cao hơn.
-
Các khoản phúc lợi
-
Theo khoản 5 điều 11 của TT 92/2015/TT-BTC: “Khoản tiền nhận được do đám hiếu, hỉ cho bản thân và gia đình người lao động được miễn theo quy định chung của DN và phù hợp với mức xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp’’.
-
Theo công văn 34440/CT-HTR của Cục thuế TP Hà Nội: ‘’Đối với các khoản chi trực tiếp cho người lao động, công ty phải tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân để tính thuế thu nhập cá nhân’’.
-
Về khoản tiền công tác phí: Theo công văn 1166/TCT-TNCN của Tổng Cục Thuế: ‘’Trường hợp các khoản thanh toán tiền công tác phí như tiền vé máy bay, tiền lưu trú, tiền taxi và tiền ăn của các cá nhân đi công tác được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn Luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành thì các khoản thanh toán tiền công tác phí này là khoản thu nhập được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân’’.
-
Khoản tiền thuê nhà được người lao động trả thay sẽ được miễn phần thuế vượt quá 15%.
-
Các khoản giảm trừ được quy định trong điều 9 thông tư 111/2013/TT-BCTC như sau: ‘’Giảm trừ gia cảnh gồm bản thân và người phụ thuộc. Trong đó, bản thân người nộp thuế sẽ được giảm 11 triệu/ người/ tháng. Người phụ thuộc được giảm 4.4 triệu/ người/ tháng’’.
-
Thuế suất để tính thuế thu nhập cá nhân là thuế theo biểu lũy tiến từng phần. Điều này có nghĩa là tính theo từng bậc thu nhập, mỗi bậc thu nhập có một mức thuế suất tương ứng.
Cá nhân không có người phụ thuộc phải nộp thuế thu nhập khi có tổng thu nhập từ tiền lương trên 11 triệu đồng/ tháng. Thu nhập này đã trừ các khoản đóng bảo hiểm bắt buộc theo quy định cũng như các khoản đóng góp khác.
Bước 1: Tính tổng thu nhập.
Bước 2: Xác định các khoản được miễn thuế TNCN nằm ở các khoản phụ cấp.
Bước 3: Tính thu nhập chịu thuế.
Bước 4: Xác định các khoản giảm trừ. Mỗi người chỉ được giảm trừ 1 nơi nên nếu có NLĐ ký từ 2 nơi trở lên, các nơi đều từ 3 tháng, người này phải lựa chọn 1 nơi để tính giảm trừ. Các nơi còn lại không được giảm trừ nữa.
Bước 5: Tính thu nhập tính thuế
Khi đã biết được thu nhập tính thuế và thuế suất, bạn sẽ có 2 cách tính thuế thu nhập cá nhân phải nộp như sau:
-
Cách 1: Tính thuế theo phương pháp lũy tiến: tính số thuế phải nộp theo từng bậc thuế và cộng lại.
-
Cách 2: Tính thuế theo phương pháp rút gọn. Bạn có thể tham khảo cách tính thuế theo phương pháp rút gọn trong bảng minh họa sau:
Ví dụ minh họa
Bà A ký hợp đồng lao động 1 năm tại công ty ABC. Vào tháng 1/2022, bà A nhận được các khoản thu nhập như sau:
-
Lương ngày công làm việc: 23.000.000 VNĐ.
-
Phụ cấp ăn trưa: 800.000 VNĐ/ tháng.
-
Phụ cấp điện thoại: 300.000 VNĐ/ tháng.
-
Bà A nhận được 7.500.000 tiền thưởng vào tháng 1/2022.
Trong đó, các khoản tiền bảo hiểm mà bà A đóng theo lương là 23.000.000 VNĐ
-
BHXH: 23.000.000 X 8%.
-
BHYT: 23.000.000 x 1.5%.
-
BHTN: 23.000.000 X 1%.
-
Tổng cộng: 2.415.000
Tính thuế TNCN phải nộp của bà A trong tháng 1/2022
Bước 1: Xác định thu nhập chịu thuế của bà A
Tổng thu nhập trong tháng 1/2022 là: 23.000.000 + 800.000 + 300.000 + 7.500.000 = 31.600.000
Trong đó bà A được miễn: tiền phụ cấp điện thoại và phụ cấp ăn trưa.
Vậy thu nhập chịu thuế của bà A là: 31.600.000 - 300.000 - 730.000 = 30.570.000.
Bước 2: Các khoản được giảm trừ
-
Bản thân bà A: 11.000.000 VNĐ
-
Người phụ thuộc: 2 x 4.400.000 = 8.800.000 VNĐ
-
Tiền đóng bảo hiểm: 2.415.000 VNĐ.
-
Tổng các khoản được giảm trừ là: 11.000.000 + 8.800.000 + 2.415.000 = 22.215.000
Bước 3: Thu nhập tính thuế của bà A là: 30.570.000 - 22.215.000 = 8.355.000
Số thuế thu nhập cá nhân phải nộp của bà A trong tháng 1/2022 là:
10% x 8.355.000 - 250.000 = 585.500
2.2 Đối với cá nhân không cư trú
Cá nhân không cư trú sẽ không được tính giảm trừ gia cảnh. Do đó, bạn chỉ cần có thu nhập chịu thuế sẽ phải nộp thuế thu nhập (thu nhập chịu thuế > 0 mới phải nộp thuế).
Hiểu cách khác, bạn chỉ cần có thu nhập từ tiền lương, tiền công sẽ phải nộp thuế với mức thuế suất 20%/ thu nhập chịu thuế. Trường hợp có đóng góp từ thiện, khuyến học, nhân đạo, khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện theo quy định sẽ được trừ khoản phí này.
Theo khoản 1 điều 18 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định số thuế thu nhập cho cá nhân không cư trú được tính theo công thức: ‘’Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = 20% x Thu nhập chịu thuế. Thu nhập chịu thuế trong trường hợp này được xác định dựa trên tổng tiền lương, thù lao, các khoản thu nhập khác mà người nộp thuế nhận được trong kỳ tính thuế’’.
Trong đó, thu nhập chịu thuế cá nhân không cư trú được xác định như quy định thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công của cá nhân cư trú.
-
Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế thu nhập đối với thu nhập từ tiền lương là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập.
-
Thời gian xác định thu nhập chịu thuế đối với các khoản tiền phí mua sản phẩm bảo hiểm có tích lũy là thời điểm doanh nghiệp bảo hiểm, công ty quản lý quỹ hữu trí tự nguyện trả tiền bảo hiểm.
Việc xác định thu nhập chịu thuế từ tiền lương tại Việt Nam trong trường hợp cá nhân không cư trú, làm việc ở Việt Nam và nước ngoài nhưng không tách riêng được phần thu nhập phát sinh tại Việt Nam. Công thức tính được thể hiện chi tiết trong hình minh họa bên dưới.
3. Hướng dẫn cách tra cứu thuế thu nhập cá nhân
3.1 Tra cứu thuế thu nhập cá nhân mang lại lợi ích gì?
Với người nộp thuế, việc tra cứu thuế TNCN đã nộp là điều cần thiết. Tuy nhiên, nhiều người lại không quan tâm đến vấn đề này, họ đã bỏ lỡ quyền lợi của bản thân cũng như gây khó khăn trong công tác liên quan đến xác minh thuế. Một số lợi ích của việc tra cứu thuế TNCN là:
-
Biết chính xác số tiền thuế của bạn có nhầm lẫn hay thiếu sót gì hay không.
-
Biết chính xác việc nộp thuế TNCN đúng thời hạn, tránh thời hạn nộp trễ, bị xử phạt theo quy định.
-
Hỗ trợ người dùng kiểm tra và kê khai các khoản thuế quan trọng với doanh nghiệp.
3.2 Cách tra cứu thuế thu nhập cá nhân
Đây là cách thường được thực hiện tại chi cục thuế hoặc nhận trực tiếp từ người thu những khoản thuế bạn đã nộp. Điều này có nghĩa là sau khi nộp xong khoản thu, bạn sẽ nhận lại một biên lai thu tiền. Bên thu và bên nộp sẽ giữ lại một bản để đối chiếu khi có sai sót.
Thông qua tờ biên lai, bạn có thể kiểm tra lại các khoản thuế bị trừ từ mục đầu tiên đến mục cuối cùng.
Đầu tiên, bạn đăng ký tài khoản trên trang web: https://canhan.gdt.gov.vn
Sau khi đăng nhập thành công, bạn chọn mục Tra cứu. Bạn điền vào loại tờ khai muốn tìm kiếm, trạng thái và thời gian tra cứu.
Cuối cùng, bạn nhấp vào tra cứu. Thông tin về những khoản thuế đã nộp sẽ hiển thị. Qua đó, bạn có thể kiểm tra số tiền thuế mình đã nộp đã chính xác hay chưa. Trường hợp sai sót, bạn có thể in ra và đối chiếu.
3.3 Cách tính thuế thu nhập cá nhân 1 năm
Theo quy định tại Luật Quản lý 2019: “Thuế TNCN là loại thuế có kỳ tính thuế theo năm. Hàng tháng, các tổ chức, cá nhân chi chi trả thu nhập khấu thuế TNCN của từng cá nhân căn cứ vào thu nhập tính thuế tháng và biểu thuế lũy tiến từng phần theo quy định. Đây khoản thuế TNCN tạm tính’’.
Theo quy định tại Thông tu 111/2013/TT-BTC: “Thuế TNCN phải nộp đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của người nộp thuế phát sinh trong năm được tính như sau:
Số thuế TNCN = [(Tổng thu nhập chịu thuế TNCN – Các khoản giảm trừ gia cảnh) - (Các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện (nếu có)) - (Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học (nếu có))] x Thuế suất thuế TNCN’’.
Trong đó: Các khoản giảm trừ gia cảnh = (Khoản giảm trừ gia cảnh đối với người nộp thuế + Khoản giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc của người nộp thuế).
Ngày 2/6/2020, UBTVQH ban hành Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 về điều chỉnh mức giá trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân áp dụng từ kỳ tính thuế năm 2020.
Từ đó, điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 đã được sửa đổi theo Luật thuế thu nhập cá nhân sửa đổi năm 2012 như sau:
-
Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/ tháng (khoảng 132 triệu/ năm).
-
Mức giảm trừ đối với người phụ thuộc là 4.4 triệu/ tháng.
Vì vậy, nếu thế mức giảm trừ gia cảnh vào công thức số thuế TNCN phải nộp, bạn có:
Số thuế TNCN phải nộp = {[Tổng thu nhập chịu thuế TNCN] – [132 triệu đồng + Khoản giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc] - [Các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện (nếu có)] - [Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học (nếu có)]} x Thuế suất thuế TNCN
Lưu ý: Nếu tổng thu nhập thuế TNCN của người nộp thuế từ tiền lương, tiền công phát sinh trong năm từ 132 triệu trở xuống thì phép tính trên sẽ bằng 0.
Do đó, trong trường hợp thu nhập của người nộp thuế phát sinh từ tiền lương, tiền công dưới 132 triệu đồng/năm thì chắc chắn không phải đóng thuế TNCN.
Trường hợp trong năm, NLĐ đã nộp thuế TNCN (thuế TNCN tạm tính hàng tháng), khi quyết toán thuế TNCN nếu có số tiền thuế đã nộp lớn hơn số thuế phải nộp hoặc thu nhập tính thuế chưa đến mức phải nộp thuế thì được hoàn trả lại theo quy định.
4. Có nên sử dụng app tính thuế thu nhập cá nhân online không?
Thuế TNCN sẽ làm giảm tiền lương của người lao động theo tỷ lệ quy định trong luật thuế hiện hành. Vì thế, việc nắm chính xác số tiền thuế cần đóng sẽ giúp bạn biết được mức thu nhập thực mà mỗi người nhận được.
Các app tính thuế thu nhập cá nhân ra đời đã tối ưu và mang lại nhiều lợi ích cho người dùng. Nổi bật như:
-
Thao tác nhanh chóng, đưa ra kết quả chính xác tuyệt đối.
-
App hỗ trợ người dùng miễn phí, bạn chỉ cần kết nối internet là có thể sử dụng.
-
App có mặt trên đa dạng nền tảng, từ Android, iOS cho đến PC.
-
Ngoài tính thuế, app còn hỗ trợ các nghiệp vụ liên quan đến thuế như kê khai, nộp bảo hiểm,...
3 app thuế thu nhập cá nhân an toàn và chính xác
Đây là một trong những chương trình xử lý bảng tính được tích hợp trong Microsoft Office. Excel đóng vai trò trong lĩnh vực kế toán như soạn thảo tài liệu, tính toán, phân tích,.. mà không phải sử dụng bất kỳ thiết bị hỗ trợ nào khác.
Đây là phần mềm phổ biến thường được dùng để tính thuế thu nhập chính tại các doanh nghiệp. Sử dụng CoreHRM 2021, bạn không chỉ tổng hợp thuế từ bảng lương mà còn kiểm tra lưu trữ, in ấn các tờ khai theo mẫu của cơ quan Thuế. Người dùng có thể an tâm về chế độ bảo mật dữ liệu của CoreHRM 2021.
Đây là app hỗ trợ tính thuế hiệu quả, cho phép người dùng cài đặt an toàn trên máy tính. App Add-in hoạt động dựa trên công thức tính thuế thu nhập cá nhân tự động theo luật Thuế năm 2013. Hiện tại, Add-in tích hợp nhiều công thức mới như tính toán được thuế sau khi trừ giảm trừ gia cảnh, quy đổi thu nhập lương net sau thuế sang trước khi trừ thuế.
5. Kết luận
Trên đây là tổng hợp những thông tin hữu ích về các bậc tính thuế cũng như cách tính thuế thu nhập cá nhân 2022 mà người lao động cần biết. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp người lao động nắm rõ và kiểm soát được mức thu nhập thực tế của mình, hỗ trợ doanh nghiệp tính thuế hiệu quả.
Bài viết cùng chủ đề
Lễ hạ cây nêu ngày Tết - Nét đẹp truyền thống của văn hóa Việt
Cây nêu được dựng vào thời gian cuối tháng chạp mỗi khi đến Tết Nguyên đán. Đây là một nét văn hóa đẹp và là một phong tục cổ truyền tốt đẹp của người việt mỗi dịp Tết đến.
Cập Nhật: 21/9/2023Cách nhân giống, chăm sóc cây bướm đêm và cây bướm đêm hợp mệnh gì?
Cây bướm đêm có màu sắc và hình thù bắt mắt nên thường được ứng dụng trong trang trí nhà cửa. Cùng chúng tôi tìm hiểu các đặc điểm cũng như cách nhân giống, cách chăm sóc cây bướm đêm.
Cập Nhật: 21/9/2023Cách trồng và chăm sóc cây dây nhện tại văn phòng đảm bảo ra hoa
Cây dây nhện còn được gọi là cây mẫu tử, cỏ nhện hoặc lan chi… loại cây này đang được nhiều người yêu thích , cùng tìm hiểu cách trồng cây dây nhện này nhé
Cập Nhật: 18/9/2023Căn hộ cho thuê ngắn hạn: có phải là xu hướng mới?
Thị trường bất động sản căn hộ cho thuê ngắn hạn đang là xu hướng được rất nhiều người quan tâm. Bởi đây là mô hình kiểu “homestay” này cho thuê vài ngày hoặc vài tiếng và không cần hợp đồng thỏa thuận. Vậy căn hộ cho thuê ngắn hạn là như thế nào? Dạng cho thuê này có hợp pháp hay không? Cùng Arental tìm hiểu thông qua bài viết sau nhé.
Cập Nhật: 14/8/2023Top 5 loại hình căn hộ cho thuê phổ biến tại Quận 2- Thủ Đức
Thị trường bất động sản căn hộ cho thuê Quận 2 những năm gần đây phát triển mạnh mẽ và thu hút được nhiều người muốn sinh sống tại nơi đây. Các loại hình căn hộ cho thuê đa dạng cũng xuất hiện ở nhiều chung cư cao cấp như căn hộ sky villa, căn hộ duplex, căn hộ penthouse, căn hộ dịch vụ, căn hộ studio,...Để tìm hiểu thêm chi tiết về những kiểu căn hộ này thì hãy theo dõi hết bài viết sau của Aretal nhé.
Cập Nhật: 12/8/20235 lưu ý khi thuê căn hộ studio cho người mới
Thuê căn hộ studio đang là xu hướng lựa chọn thuê của nhiều người sau các loại hình căn hộ như Condotel, Penthouse, Duplex…. Vậy thế nào là căn hộ studio? Khi thuê căn hộ studio cần lưu ý những gì? Hãy cùng tìm giải đáp qua bài viết dưới đây nhé.
Cập Nhật: 7/8/2023