Định nghĩa FDI và các thuật ngữ liên quan FDI
FDI là viết tắt của từ Foreign Direct Investment, được hiểu là đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp hoạt động kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Nội dung bài viết
3. Doanh nghiệp FDI là gì? Công ty FDI là gì?
1. FDI là viết tắt của từ gì?
FDI là viết tắt của từ Foreign Direct Investment, được hiểu là đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp hoạt động kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Theo định nghĩa của Tổ chức thương mại thế giới: Đầu tư FDI xảy ra khi một nhà đầu tư nước ngoài có được một tài sản ở nước khác- quốc gia thu hút đầu tư, kèm với đó là quyền quản lý số tài sản đó. Trong đó quyền quản lý là yếu tố để phân biệt FDI với các hình thức đầu tư khác.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, tại khoản 22 Điều 3 và Điều 23 Luật Đầu tư 2020, Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được quy định cụ thể như sau:
Luật Đầu tư 2020:
- Khoản 22 Điều 3: Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.
- Điều 23. Thực hiện hoạt động đầu tư của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
Tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế khác; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC nếu tổ chức kinh tế đó thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;
b) Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ;
c) Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
Tổ chức kinh tế không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này thực hiện điều kiện và thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư trong nước khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã được thành lập tại Việt Nam nếu có dự án đầu tư mới thì làm thủ tục thực hiện dự án đầu tư đó mà không nhất thiết phải thành lập tổ chức kinh tế mới.
Chính phủ quy định chi tiết về trình tự, thủ tục đầu tư thành lập tổ chức kinh tế và về thực hiện hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
2. Vốn FDI là gì?
Vốn FDI là tài sản (nhà xưởng, xí nghiệp, cơ sở sản xuất…) được nhà đầu tư sử dụng để đầu tư trực tiếp ở nước ngoài. Theo đó nhà đầu tư phải có quốc tịch nước ngoài, các yếu tố đầu tư được di chuyển ra khỏi biên giới. Vốn đầu tư có thể là tiền tệ, vật tư hàng hóa, tư liệu sản xuất… và được định giá theo ngoại tệ.
Nguồn vốn FDI là gì?
Nguồn vốn đầu tư là nơi chứa vốn đầu tư, thuộc về cá nhân, tổ chức sở hữu vốn đầu tư, là nơi mà một cá nhân, tổ chức có thể huy động tiền hoặc tài sản khác để đầu tư cho sản xuất, kinh doanh. Nguồn vốn là căn cứ xác định nguồn gốc vốn đầu tư, đồng thời, phát sinh quan hệ trách nhiệm và pháp lý của cá nhân, tổ chức huy động vốn đối với vốn được huy động.
Nguồn vốn FDI là nguồn vốn đầu tư có nguồn gốc từ nhà đầu tư nước ngoài. Nguồn vốn này có được từ hình thức đầu tư dài hạn của nhà đầu tư nước ngoài tại một quốc gia khác bằng các hoạt động sản xuất, kinh doanh.
3. Doanh nghiệp FDI là gì? Công ty FDI là gì?
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, doanh nghiệp/ công ty được định nghĩa như sau:
Luật Doanh nghiệp 2020
Điều 4
…
-
Công ty bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và công ty hợp danh.
-
Công ty trách nhiệm hữu hạn bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
…
-
Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.
-
Doanh nghiệp nhà nước bao gồm các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định tại Điều 88 của Luật này.
-
Doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam và có trụ sở chính tại Việt Nam.
Doanh nghiệp/Công ty FDI được hiểu là doanh nghiệp/Công ty có vốn đầu tư nước ngoài và sử dụng vốn đầu tư chủ yếu trong các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp/Công ty mình.
Hiện nay doanh nghiệp/Công ty FDI được chia thành:
- Doanh nghiệp/Công ty 100% vốn nước ngoài;
- Doanh nghiệp/Công ty liên doanh giữa nước ngoài và các đối tác trong nước.
4. Dự án FDI là gì?
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, dự án đầu tư được định nghĩa như sau:
Luật Đầu tư 2020
Điều 3
- Dự án đầu tư là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định.
- Dự án đầu tư mở rộng là dự án đầu tư phát triển dự án đầu tư đang hoạt động bằng cách mở rộng quy mô, nâng cao công suất, đổi mới công nghệ, giảm ô nhiễm hoặc cải thiện môi trường.
- Dự án đầu tư mới là dự án đầu tư thực hiện lần đầu hoặc dự án đầu tư độc lập với dự án đầu tư đang hoạt động.
- Dự án đầu tư khởi nghiệp sáng tạo là dự án đầu tư thực hiện ý tưởng trên cơ sở khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới và có khả năng tăng trưởng nhanh.
Dự án FDI là dự án đầu tư có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài.
5. Các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam
Một số doanh nghiệp FDI có vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam gồm:
5.1 Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên
Doanh nghiệp được cấp phép vào 3/2013, chính thức hoạt động từ tháng 3/2014, tại Khu công nghiệp Yên Bình. Với tổng vốn đầu tư là 5 tỷ USD. Hàng năm, doanh thu của Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên đạt khoản 26 tỷ USD. Con số này chiếm khoảng 1/10 GDP quốc gia.
Theo thống kê, Samsung Thái Nguyên là tổ chức kinh tế lớn nhất tại Việt Nam. Tạo cơ hội việc làm cho hơn 70 nghìn nhân công lao động tại Thái Nguyên cùng với các tỉnh khu vực phía Bắc.
5.2 Vietsovpetro
Vietsovpetro là doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài đầu tiên của Việt Nam trên lĩnh vực dầu khí. Doanh nghiệp được thành lập căn cứ vào Hiệp định Việt – Xô ký ngày 3/7/1980 về việc hợp tác trên lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí khu vực thềm lục địa của Việt Nam.
Trong ngành dầu khí Việt Nam, Vietsovpetro có nhiều thành tựu đáng kể, như phát hiện ra nhiều mỏ dầu có giá trị cao, đặc biệt là mỏ Bạch Hổ lớn nhất Việt Nam.
Vietsovpetro đã tiến hành khoan hơn 450 giếng dầu, gồm trong đó cả 327 giếng khai thác. Tính đến năm 2018, Vietsovpetro đã tiến hành khai thác hơn 229 triệu tấn dầu thô, hơn 33 tỷ mét khối khí, thu về hơn 78 tỷ USD.
5.3 Unilever Việt Nam
Công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam là công ty con của Tập đoàn Unilever toàn cầu đến từ Anh và Hà Lan. Đây là công ty đa quốc gia chuyên kinh doanh đồ gia dụng, thực phẩm cùng với các sản phẩm chăm sóc cá nhân tại hơn 150 đất nước.
Từ năm 1995 Unilever đã có mặt tại Việt Nam, với số vốn đầu tư hơn 300 triệu đô. Tập trung sản xuất, phát triển và tiến hành xây dựng nhà máy hiện đại, đến nay Unilever có hơn 150 nhà phân phối và hơn 200.000 cửa hàng kinh doanh bán lẻ.
Các thương hiệu như Knorr, OMO, Clear, Pond’s, P/S, Lipton, Lifebuoy, … đều đến từ Unilever và trở nên quen thuộc với người tiêu dùng Việt Nam.
5.4 Ford Việt Nam
Từ năm 1995, Công ty TNHH Ford Việt Nam là công ty con trực thuộc Tập đoàn ô tô Ford, được thành lập và khai trương nhà máy lắp ráp tại tại tỉnh Hải Dương vào năm 1997. Với công suất hơn 14.000 xe/năm với các dòng sản phẩm như: Ecosport, Tourneo, Ranger…
Ford Việt Nam có số vốn đầu tư hơn 102 triệu USD. Trong đó, Ford Motor đóng góp 75% vốn và là dự án nằm trong số những dự án có vốn đầu tư lớn nhất của Mỹ tại Việt Nam.
6. Vai trò của FDI với kinh tế Việt Nam
6.1 Vai trò thực tế của FDI
FDI – đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng vai trò quan trọng cho phát triển và hội nhập kinh tế thế giới, tiếp thu công nghệ kỹ thuật cao, nâng cao năng lực quản lý, tổ chức, điều hành kinh doanh, tích cực tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Nguồn vốn FDI đã và vẫn đang đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho Việt Nam nhanh chóng mở rộng thị trường thế giới, phát triển nhiều mặt trong hoạt động kinh doanh, phát triển nhiều ngành công nghệ, kỹ thuật cao,…
Ngoài ra, nguồn vốn đầu tư nước ngoài còn góp phần tác động thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình phát triển, nâng cao sức cạnh tranh trong và ngoài nước.
6.2 Con số thống kê các năm qua
Theo Tổng cục Thống kê, trong năm 2021, tuy dịch COVID-19 diễn biến phức tạp nhưng vốn FDI vào Việt Nam đạt 31,15 tỷ USD, tăng 9,2% so với năm 2020.
Bước sang năm 2022, trong tháng đầu tiên, dòng vốn FDI vào Việt Nam đạt 2,1 tỷ USD, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm 2021. Cùng với đó, vốn FDI trong tháng cũng đạt 1,61 tỷ USD, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là tín hiệu tích cực cho dòng vốn FDI vào Việt Nam trong năm 2022.
Có 322 dự án được cấp phép với số vốn đăng ký đạt đến 3,21 tỷ USD, số lượng dự án tăng 37,6%. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo được cấp phép với số vốn đăng ký đạt 2,19 tỷ USD chiếm 68,2% tổng số vốn cấp mới được đăng ký. 599,9 triệu USD là số tiền mà hoạt động kinh doanh bất động sản đạt được. Con số này chiếm đến 18,7%; các ngành còn lại chiếm 13,1%, đạt 422,7 triệu USD.
Thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, trong 8 tháng đầu năm 2022, nhà đầu tư nước ngoài đã "rót" gần 16,8 tỷ USD vào Việt Nam.
Con số trên cho thấy Việt Nam vẫn là một địa điểm đầu tư an toàn, tin cậy với các nhà đầu tư nước ngoài
Qua đó, tiếp tục mở rộng các hoạt động đầu tư, sản xuất tại Việt Nam, khi dịch COVID-19 được kiểm soát, nền kinh tế đã phục hồi trở lại và tiếp tục tăng trưởng trong điều kiện trạng thái bình thường mới.
Qua những con số trên cho thấy, thị trường Việt Nam là điểm đến tiềm năng không chỉ cho nhà đầu tư trong nước mà còn là lựa chọn hàng đầu cho doanh nghiệp nước ngoài.
Một số thông tin doanh nghiệp, người lao động không thể bỏ qua:
HOÁ ĐƠN ĐIỆN TỬ LÀ GÌ? CÁCH HUỶ HOÁ ĐƠN ĐIỆN TỬ ĐÃ PHÁT HÀNH
THUẾ THU NHẬP BẤT THƯỜNG LÀ GÌ? TÌM HIỂU CHI TIẾT 5 NHÓM THU NHẬP TẠI VIỆT NAM
HƯỚNG DẪN CÁCH TÍNH BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP CHI TIẾT CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG
Bài viết cùng chủ đề
Những cuốn sách hay về kinh doanh nên đọc trước khi khởi nghiệp
Kinh doanh là một lĩnh vực rộng lớn và phức tạp, đòi hỏi người tham gia cần có đủ kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm. Để thành công trong kinh doanh, ngoài việc học hỏi từ thực tế, chúng ta cũng có thể tham khảo những cuốn sách hay về kinh doanh.
Cập Nhật: 27/11/202315+ ý tưởng trang trí Tết văn phòng 2024 ấn tượng, dễ làm
Bên dưới đây là những ý tưởng trang trí Tết văn phòng ấn tượng và dễ làm giúp văn phòng của bạn trở nên bừng sáng, đầy sắc xuân.
Cập Nhật: 27/11/2023Pantry là gì? Những đặc điểm và lợi ích của Pantry văn phòng
Trong thiết kế văn phòng làm việc hiện nay thường không thể thiếu khu vực Pantry. Đây là nơi dành cho nhân viên nghỉ ngơi, tái tạo lại năng lượng sau một ngày dài làm việc. Vậy Pantry là gì? Pantry văn phòng có những lợi ích và đặc điểm gì?
Cập Nhật: 27/11/2023Lễ hạ cây nêu ngày Tết - Nét đẹp truyền thống của văn hóa Việt
Cây nêu được dựng vào thời gian cuối tháng chạp mỗi khi đến Tết Nguyên đán. Đây là một nét văn hóa đẹp và là một phong tục cổ truyền tốt đẹp của người việt mỗi dịp Tết đến.
Cập Nhật: 21/9/2023Cách nhân giống, chăm sóc cây bướm đêm và cây bướm đêm hợp mệnh gì?
Cây bướm đêm có màu sắc và hình thù bắt mắt nên thường được ứng dụng trong trang trí nhà cửa. Cùng chúng tôi tìm hiểu các đặc điểm cũng như cách nhân giống, cách chăm sóc cây bướm đêm.
Cập Nhật: 21/9/2023Cách trồng và chăm sóc cây dây nhện tại văn phòng đảm bảo ra hoa
Cây dây nhện còn được gọi là cây mẫu tử, cỏ nhện hoặc lan chi… loại cây này đang được nhiều người yêu thích , cùng tìm hiểu cách trồng cây dây nhện này nhé
Cập Nhật: 18/9/2023