Fit-out văn phòng là gì? Quá trình này bao gồm những hạng mục nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ toàn bộ quy trình thi công fit-out văn phòng - từ khái niệm, lợi ích, các giai đoạn thực hiện cho đến chi phí và thời gian triển khai, nhằm giúp doanh nghiệp chủ động lên kế hoạch một cách hiệu quả nhất.
Fit out là gì?
Fit Out Là Gì? Khái Niệm Fit Out Văn Phòng
Fit out là thuật ngữ chuyên ngành chỉ quá trình hoàn thiện không gian nội thất từ trạng thái thô sơ đến khi sẵn sàng sử dụng.
Còn Fit out văn phòng là gì? Thì đây là quá trình thi công nội thất để tạo ra một không gian làm việc hoàn chỉnh, đáp ứng nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp. Quá trình này thường bao gồm hạng mục như:
-
Lắp đặt vách ngăn, trần thạch cao
-
Hệ thống chiếu sáng, sàn, hệ thống điện
-
Trang bị bàn ghế làm việc, phòng họp
-
Hệ thống điều hòa, mạng internet và các tiện ích khác
Fit out là gì? Khái niệm fit out văn phòng.
Tùy vào quy mô và độ phức tạp, thời gian hoàn thiện fit out văn phòng thường kéo dài từ 1 đến 14 tuần.
Ngoài việc hoàn thiện không gian mới, fit out còn được hiểu là quá trình cải tạo văn phòng hiện có. Giúp nâng cấp cơ sở hạ tầng, cải thiện môi trường làm việc và tối ưu hóa không gian sử dụng.
Lưu ý cần phân biệt giữa fit out và thiết kế nội thất: thiết kế nội thất là quá trình lên ý tưởng, tạo bản vẽ và lựa chọn phong cách cho không gian. Trong khi đó, fit out là bước triển khai thực tế, biến ý tưởng thành hiện thực thông qua thi công.
Tuy nhiên doanh nghiệp có thể tối ưu thời gian và ngân sách bằng cách lựa chọn văn phòng trọn gói – một giải pháp giúp loại bỏ hoàn toàn quy trình fit out, vì không gian làm việc đã được trang bị sẵn, chỉ cần dọn vào là có thể hoạt động ngay. Tìm hiểu thêm: văn phòng trọn gói là gì?
4 Lý Do Doanh Nghiệp Cần Thực Hiện Fit Out
Sau khi hiểu fit out là gì, có thể thấy đây là chìa khóa giúp doanh nghiệp tối ưu không gian, nâng cao hiệu suất và tạo dấu ấn chuyên nghiệp. Vậy vì sao fit out văn phòng lại quan trọng? Cùng tìm hiểu 4 lý do bên dưới:
4 lý do mà doanh nghiệp cần thực hiện Fit Out.
Nâng cao hiệu suất làm việc
Một văn phòng được fit out hợp lý với bố cục khoa học, ánh sáng tự nhiên, hệ thống thông gió và nội thất tiện nghi sẽ giúp nhân viên làm việc thoải mái hơn, tăng khả năng tập trung. Từ đó nâng cao năng suất lao động.
Tận dụng không gian và tối ưu công năng
Với việc bố trí nội thất thông minh, ứng dụng công nghệ hiện đại, doanh nghiệp có thể tận dụng tối đa diện tích văn phòng. Fit out giúp không gian trở nên gọn gàng, khoa học, tạo sự thuận tiện cho mọi hoạt động làm việc và giao tiếp nội bộ.
Tiết kiệm chi phí dài hạn
Đầu tư fit out bài bản ngay từ đầu giúp doanh nghiệp tránh các chi phí sửa chữa, thay đổi không cần thiết. Bên cạnh đó, việc sử dụng vật liệu bền vững, hệ thống chiếu sáng và điều hòa tiết kiệm năng lượng sẽ giúp giảm đáng kể chi phí vận hành trong dài hạn.
Nâng cao hình ảnh doanh nghiệp
Văn phòng chính là bộ mặt của doanh nghiệp. Một không gian làm việc chuyên nghiệp, hiện đại không chỉ tạo ấn tượng tốt với khách hàng, đối tác mà còn góp phần xây dựng thương hiệu mạnh mẽ, nâng cao sự tin tưởng và uy tín trên thị trường.
Tham khảo ngay Báo giá văn phòng trọn gói Quận 7 để sở hữu không gian làm việc chuyên nghiệp, đầy đủ tiện nghi mà không cần tốn chi phí fit out.
15 Hạng Mục Cần Triển Khai Của Fit Out Văn Phòng Làm Việc
Những hạng mục cần triển khai khi Fit out là gì? Với kinh nghiệm nghiên cứu tổng hợp từ Arental Vietnam, 15 hạng mục chính mà chủ doanh nghiệp cần quan tâm khi triển khai quy trình Fit out văn phòng gồm:
Hạng mục triển khai khi fit out văn phòng.
Hạng mục kiến trúc (phần thô)
-
Thiết kế và thi công vách ngăn: lựa chọn các loại như vách kính, vách thạch cao, vách gỗ hoặc vách di động để phân chia không gian linh hoạt.
-
Sàn: gồm sàn gỗ, sàn nhựa giả gỗ, sàn vinyl, thảm trải sàn. Ngoài ra cần quan tâm đến sàn, đường internet, đường ống nước.
-
Trần: có thể sử dụng trần thạch cao, trần nhôm hoặc trần thả, trần chìm để tăng tính thẩm mỹ và cách âm.
-
Cửa: lựa chọn cửa kính cường lực, cửa gỗ hoặc cửa nhôm tùy vào phong cách thiết kế.
Cụ thể hơn, chủ doanh nghiệp tham khảo bài viết floor plan là gì để hiểu thêm về bố trí mặt bằng văn phòng.
Hạng mục cơ điện
-
Hệ thống điện: bao gồm đèn chiếu sáng, ổ cắm điện, đường dây điện âm tường, tủ điện tổng. Cần tính toán kỹ để đảm bảo an toàn và tiện lợi.
-
Hệ thống điều hòa: lựa chọn điều hòa trung tâm, âm trần hoặc treo tường tùy theo diện tích văn phòng và nhu cầu sử dụng.
-
Hệ thống thông gió: cần thiết để đảm bảo không khí trong lành, giúp nhân viên làm việc thoải mái hơn.
-
Hệ thống PCCC: gồm bình chữa cháy, hệ thống báo cháy, vòi phun tự động... phải tuân thủ tiêu chuẩn an toàn.
Hạng mục nội thất
-
Bàn ghế làm việc: Có thể lựa chọn bàn gỗ công nghiệp, bàn chân sắt hoặc bàn modul theo không gian mở. Ghế xoay lưới hoặc ghế da giúp tạo sự thoải mái.
-
Tủ tài liệu: Các mẫu tủ sắt, tủ gỗ hoặc tủ hồ sơ di động giúp lưu trữ tài liệu gọn gàng.
-
Nội thất phòng họp: Gồm bàn họp dài, ghế họp, hệ thống máy chiếu, bảng trắng. Tùy vào từng loại nội thất sẽ phù hợp với từng cách bày trí phòng họp khác nhau, tạo nên những concept phòng họp đa dạng, độc đáo.
-
Nội thất khu vực pantry, phòng ăn: Bao gồm tủ bếp, bàn ăn, ghế ăn, tủ lạnh, lò vi sóng, giúp nhân viên có không gian thư giãn thoải mái.
Hạng mục trang trí
-
Sơn tường: Có thể sử dụng sơn nước, sơn chống bám bẩn với các gam màu nhẹ nhàng giúp tạo không gian làm việc thoải mái.
-
Giấy dán tường: Lựa chọn giấy dán tường trơn, họa tiết nhẹ nhàng hoặc vân gỗ để tăng tính thẩm mỹ.
-
Tranh ảnh, cây xanh: Tranh treo tường nghệ thuật, cây xanh để bàn hoặc cây phong thủy giúp không gian thêm sinh động.
*Chủ doanh nghiệp nên xem thêm các mẫu mặt bằng văn phòng làm việc để tham khảo ý tưởng bố trí tối ưu không gian văn phòng của mình.
Việc fit out văn phòng bài bản giúp không gian làm việc chuyên nghiệp, tối ưu công năng và tăng hiệu suất làm việc. Vậy quy trình các bước thực hiện fit out là gì? Cùng khám phá phần tiếp theo!
Quy Trình Thực Hiện Fit Out Văn Phòng
Một quy trình fit out chuyên nghiệp là yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp tối ưu không gian, đảm bảo tiến độ thi công và kiểm soát chi phí hiệu quả. Dưới đây là 10 bước thực hiện fit out văn phòng.
10 bước trong quy trình thực hiện fit out văn phòng.
Bước 1: Lựa chọn địa điểm và đàm phán hợp đồng thuê
Việc chọn đúng mặt bằng sẽ ảnh hưởng lớn đến hiệu suất làm việc của doanh nghiệp. Khi lựa chọn, cần cân nhắc:
-
Vị trí: Có thuận lợi cho nhân viên và khách hàng không?
-
Giao thông: Gần các tuyến đường chính, phương tiện công cộng?
-
Tiện ích xung quanh: Nhà hàng, ngân hàng, trung tâm thương mại, bãi đỗ xe?
-
Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống điện, nước, điều hòa, internet?
Sau khi chọn địa điểm, cần đàm phán hợp đồng thuê, tập trung ở các điều khoản: cải tạo, bảo trì hệ thống kỹ thuật và chấm dứt hợp đồng trước hạn.
*Lưu ý: Nếu doanh nghiệp sở hữu tòa nhà riêng, có thể bỏ qua bước này.
Bước 2: Xác định nhu cầu và mục tiêu
Trước khi bắt đầu thiết kế, doanh nghiệp cần xác định rõ mục tiêu của dự án bằng cách trả lời các câu hỏi quan trọng sau:
-
Mục tiêu chính của Fit Out là gì? (Nâng cao năng suất, tối ưu không gian, xây dựng hình ảnh thương hiệu,...)
-
Văn hóa doanh nghiệp muốn thể hiện ra sao? (Hiện đại, sáng tạo hay chuyên nghiệp, truyền thống?)
-
Ngân sách dự kiến bao nhiêu?
-
Thời gian hoàn thành mong muốn?
-
Cần có những khu vực nào trong văn phòng? (Phòng họp, pantry, quầy lễ tân, khu vực làm việc chung,…)
Bước 3: Lựa chọn đơn vị tư vấn và nhà thầu thi công
Một đơn vị thi công chuyên nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu thời gian, chi phí và đảm bảo chất lượng công trình. Khi lựa chọn, doanh nghiệp cần lưu ý 4 tiêu chí sau:
-
Pháp lý rõ ràng: Đơn vị thi công phải có giấy phép hành nghề hợp lệ.
-
Kinh nghiệm thực tế: Đã từng thực hiện các dự án văn phòng tương tự.
-
Quản lý dự án hiệu quả: Đảm bảo tiến độ thi công đúng kế hoạch.
-
Năng lực tài chính: Đảm bảo khả năng triển khai dự án mà không bị gián đoạn.
Bước 4: Khảo sát hiện trạng và tư vấn thiết kế
Sau khi thuê được mặt bằng và chọn nhà thầu, bước tiếp theo là khảo sát hiện trạng để đảm bảo phương án thi công phù hợp. Doanh nghiệp cần đánh giá:
-
Diện tích & kết cấu mặt bằng: Không gian có đáp ứng nhu cầu bố trí không? Kết cấu nền móng, tường, sàn, trần, cửa có cần cải tạo không?
-
Hệ thống kỹ thuật: Điện, nước, điều hòa có đảm bảo vận hành ổn định hay cần nâng cấp?
-
Chất lượng công trình: Kiểm tra cách âm, chống thấm, hệ thống chiếu sáng có đạt tiêu chuẩn không?
-
Phân tích ưu – nhược điểm: Xác định các điểm cần cải thiện để tối ưu không gian làm việc.
-
Lịch sử bảo trì, bảo dưỡng: Đánh giá tình trạng bảo trì của mặt bằng để dự trù các vấn đề phát sinh.
Dựa trên kết quả khảo sát, nhà thầu sẽ đề xuất phương án thiết kế tối ưu.
Bước 5: Phê duyệt thiết kế và dự toán
Sau khi khảo sát, nhà thầu sẽ trình bản vẽ thiết kế và bảng dự toán chi phí. Doanh nghiệp cần kiểm tra bố cục không gian qua bản vẽ 2D, 3D, đánh giá phối cảnh có phù hợp phong cách và nhu cầu thực tế hay không.
Đồng thời, xem xét kỹ dự toán chi phí, cân đối với ngân sách và có phương án dự phòng. Nếu cần, có thể đề xuất chỉnh sửa để tối ưu công năng và chi phí mà vẫn đảm bảo chất lượng.
Tham khảo thêm: Thiết kế văn phòng trọn gói.
Bước 6: Triển khai thi công
Thi công Fit Out là bước quan trọng nhất, quyết định đến chất lượng và tiến độ hoàn thiện văn phòng. Để đảm bảo quá trình này diễn ra suôn sẻ, doanh nghiệp nên:
-
Lập tiến độ thi công chi tiết, phân chia theo từng hạng mục và giám sát chặt chẽ để tránh chậm trễ.
-
Tổ chức các cuộc họp định kỳ, cập nhật tiến độ và kịp thời điều chỉnh khi cần thiết.
-
Nhanh chóng xử lý các vấn đề phát sinh, tránh kéo dài thời gian và đội thêm chi phí.
Bước 7: Mua sắm và lắp đặt nội thất
Sau khi thi công phần thô, doanh nghiệp cần nhanh chóng mua sắm và lắp đặt nội thất để đảm bảo tiến độ hoàn thiện văn phòng. Quá trình này nên được tiến hành song song với thi công nhằm tiết kiệm thời gian và tránh gián đoạn.
Khi lựa chọn nội thất, cần ưu tiên các sản phẩm phù hợp với phong cách thiết kế tổng thể, đảm bảo công năng, tính thẩm mỹ và độ bền. Doanh nghiệp nên tham khảo ý kiến từ đơn vị thiết kế hoặc lấy ý kiến nội bộ. Ưu tiên chọn nhà cung cấp uy tín, giao hàng đúng hẹn và có chính sách bảo hành rõ ràng.
Khi lắp đặt, cần giám sát chặt chẽ để đảm bảo nội thất bố trí đúng vị trí và đúng bản vẽ thiết kế đã duyệt, tránh phát sinh sai lệch ảnh hưởng đến tổng thể không gian.
Tham khảo các cách bố trí bàn làm việc trong văn phòng để tạo không gian làm việc khoa học, linh hoạt và phù hợp với văn hóa doanh nghiệp.
Bước 8: Nghiệm thu và bàn giao
Sau khi hoàn tất thi công và lắp đặt nội thất, doanh nghiệp cần tiến hành nghiệm thu toàn bộ công trình. Các hạng mục phải được kiểm tra kỹ lưỡng, đối chiếu với bản vẽ thiết kế để đảm bảo đúng chất lượng và yêu cầu kỹ thuật.
Biên bản nghiệm thu cần ghi rõ tình trạng thực tế, các hạng mục đã hoàn thành và điều chỉnh (nếu có). Cuối cùng, nhà thầu sẽ bàn giao mặt bằng cùng tài liệu kỹ thuật như sơ đồ điện, hệ thống nước, nội thất….
Bước 9: Bảo hành và bảo trì
Ngay khi dự án hoàn tất, chủ doanh nghiệp cần chú ý đến giai đoạn bảo hành và bảo trì để đảm bảo văn phòng hoạt động ổn định lâu dài:
-
Yêu cầu nhà thầu cung cấp chính sách bảo hành rõ ràng, bao gồm thời gian bảo hành, phạm vi bảo hành và quy trình hỗ trợ khi có sự cố.
-
Lập kế hoạch bảo trì định kỳ cho hệ thống điện, nước, điều hòa, nội thất… nhằm duy trì chất lượng không gian làm việc và kéo dài tuổi thọ thiết bị.
Bước 10: Chuyển đến văn phòng mới
Khi mọi thứ đã sẵn sàng, doanh nghiệp có thể bắt đầu chuyển sang văn phòng mới. Để quá trình diễn ra trơn tru, cần lên kế hoạch di dời theo từng giai đoạn (2–3 đợt) nhằm đảm bảo tiến độ và không gián đoạn công việc.
Trước khi vận hành, cần kiểm tra kỹ hệ thống điện, nước, internet và các tiện ích khác. Đồng thời, nên tìm hiểu rõ các thuật ngữ văn phòng cho thuê liên quan như Layout Floor, GFA, Security deposit… để tránh phát sinh rủi ro về sau.
Chi Phí Fit Out Văn Phòng
Chi phí Fit Out văn phòng không có mức cố định, mà phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Vì vậy, doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ lưỡng để tránh phát sinh ngoài kế hoạch. Cụ thể 6 yếu tố như sau:
-
Diện tích văn phòng: Diện tích càng lớn, chi phí thi công càng cao. Vì vậy, doanh nghiệp cần nắm rõ cách tính diện tích thuê văn phòng để dự toán chính xác.
-
Vật liệu sử dụng: Vật liệu cao cấp sẽ làm tăng tổng chi phí. Ví dụ: sàn gỗ tự nhiên đắt hơn sàn công nghiệp, tường kính có chi phí cao hơn tường thạch cao.
-
Thiết kế & Công năng: Văn phòng càng phức tạp, nhiều công năng, chi phí thiết kế và thi công càng cao.
-
Thời gian thi công: Yêu cầu hoàn thành gấp thường phát sinh thêm chi phí.
-
Uy tín của nhà thầu: Nhà thầu chuyên nghiệp có mức giá cao hơn nhưng đảm bảo chất lượng & tiến độ, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí bảo trì, sửa chữa về sau.
-
Vị trí địa lý: Văn phòng ở trung tâm thành phố thường có chi phí Fit-Out cao hơn do nhân công và chi phí sinh hoạt đắt đỏ hơn so với khu vực ngoại thành.
Vậy cách dự toán chi phí fit out là gì? Với hơn 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực bất động sản, Arental Vietnam gợi ý 3 bước quan trọng:
-
Liệt kê đầy đủ các hạng mục chi phí: thiết kế, thi công, nội thất, hệ thống điện – nước...
-
So sánh báo giá từ nhiều nhà thầu để so sánh, lựa chọn phương án tối ưu.
-
Dự phòng 10–15% ngân sách: phòng trường hợp phát sinh và xem xét kỹ hợp đồng để tránh phí ẩn.
Nếu doanh nghiệp muốn tối ưu chi phí, có thể cân nhắc giải pháp văn phòng trọn gói HCM giá rẻ để tiết kiệm thời gian, ngân sách mà vẫn đảm bảo không gian làm việc chuyên nghiệp.
Thời Gian Thực Hiện Fit Out
Việc thi công Fit-out văn phòng thường kéo dài từ 1 – 14 tuần, tùy thuộc vào diện tích mặt bằng, mức độ hoàn thiện và yêu cầu thiết kế. Doanh nghiệp cần có kế hoạch cụ thể để đảm bảo tiến độ và tránh ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.
Thông thường, diện tích càng lớn thì thời gian thi công càng kéo dài. Dưới đây là bảng ước tính:
Diện tích văn phòng (m²) |
Thời gian thực hiện |
Dưới 100m² |
1 – 3 tuần |
100 – 300m² |
3 – 7 tuần |
300 – 500m² | 7 – 10 tuần |
Trên 500m² | 10 – 14 tuần |
Nếu bạn muốn hiểu rõ hơn về cách tính diện tích văn phòng và các tiêu chuẩn thiết kế, hãy tham khảo bài viết GFA là gì?
Quá trình Fit-out văn phòng gồm 10 bước, từ tìm kiếm mặt bằng, thiết kế đến thi công và hoàn thiện nội thất. Dưới đây là bảng ước tính thời gian thực hiện từng giai đoạn để doanh nghiệp có kế hoạch rõ ràng hơn:
Bước Thực Hiện |
Thời Gian Dự Kiến |
1. Tìm kiếm địa điểm và ký hợp đồng thuê văn phòng |
1 tuần |
2. Xác định nhu cầu và mục tiêu |
1 tuần |
3. Chọn nhà thầu thi công |
1 tuần |
4. Khảo sát và tư vấn thiết kế |
1 – 2 tuần |
5. Lên bản vẽ mặt bằng sơ bộ, phê duyệt thiết kế và dự toán |
1 tuần |
6. Triển khai thi công |
4 – 8 tuần |
7. Chọn nội thất, đặt hàng và lắp đặt (thực hiện song song với triển khai thi công) |
1 – 5 tuần |
8. Hoàn thiện văn phòng và bàn giao |
1 – 2 tuần |
9. Bảo hành và bảo trì |
1 tuần |
10. Chuyển đến văn phòng mới |
1 tuần |
*Lưu ý: Đây chỉ là thời gian ước tính, thực tế có thể thay đổi tùy vào quy mô, điều kiện thi công và mức độ phức tạp của thiết kế.
Lưu Ý Quan Trọng Trong Quá Trình Fit Out Văn Phòng
Quá trình Fit-out văn phòng đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng để đảm bảo không gian làm việc đạt hiệu quả cao, phù hợp với nhu cầu sử dụng và tối ưu chi phí. Dưới đây là những lưu ý quan trọng giúp doanh nghiệp tránh sai sót và đảm bảo tiến độ thi công.
Lưu ý trong quá trình thực hiện fit out văn phòng.
-
Tuân thủ quy định tòa nhà: Giờ làm việc, tiếng ồn, an toàn lao động, vận chuyển vật liệu… cần được tìm hiểu trước.
-
Kiểm tra bản vẽ kỹ thuật: Đảm bảo phù hợp với thực tế mặt bằng, hệ thống điện, nước, điều hòa.
-
Quản lý thời gian thi công: Lập kế hoạch rõ ràng, theo sát tiến độ để tránh ảnh hưởng hoạt động kinh doanh.
-
Lưu ý hạn chế của tòa nhà: Chiều cao trần, tải trọng sàn, vị trí lắp đặt hệ thống kỹ thuật có thể bị giới hạn.
-
Đo lường kích thước chính xác: Giảm sai sót khi thi công và sắp xếp nội thất.
-
Cân nhắc độ phức tạp thiết kế: Thiết kế cầu kỳ kéo dài thời gian và tăng chi phí, cần đánh giá thực tế.
-
Quản lý vật liệu thi công: Chọn vật liệu phù hợp ngân sách, công năng, độ bền và có phương án dự phòng.
Chủ doanh nghiệp nên tham khảo thêm tiêu chuẩn thiết kế văn phòng để đảm bảo không gian làm việc tối ưu và chuyên nghiệp.
Kết Luận
Fit-out văn phòng không chỉ tác động đến thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến năng suất làm việc và ngân sách doanh nghiệp. Để đảm bảo hiệu quả, doanh nghiệp cần lập kế hoạch chi tiết, lựa chọn nhà thầu uy tín và kiểm soát ngân sách chặt chẽ. Dù vậy nếu muốn tiết kiệm chi phí và rút ngắn thời gian triển khai, coworking space và văn phòng trọn gói là những giải pháp thay thế đáng cân nhắc.
Câu Hỏi Thường Gặp
Fit-out văn phòng khác gì so với thi công nội thất?
Fit-out bao gồm cả việc hoàn thiện mặt bằng (hệ thống điện, nước, điều hòa…) và lắp đặt nội thất, trong khi thi công nội thất chỉ tập trung vào trang trí và bố trí không gian.
Làm sao để chọn nhà thầu fit-out văn phòng uy tín?
Chủ doanh nghiệp nên xem xét kinh nghiệm, đánh giá từ khách hàng trước, báo giá minh bạch và khả năng đáp ứng tiến độ.
Tham khảo thêm: cách bố trí văn phòng làm việc nhỏ