Tìm hiểu chi tiết chế độ nghỉ thai sản của người lao động quy định mới nhất

Arental VietnamCập Nhật: 26/12/2022 | 10:54:09 AM

Chế độ nghỉ thai sản là gì? Người lao động nghỉ thai sản có đóng BHXH không? Nộp đơn nghỉ xin nghỉ thai sản trước bao nhiêu ngày là được?

Tìm hiểu chi tiết chế độ nghỉ thai sản của người lao động quy định mới nhất

Chế độ nghỉ thai sản là gì? Người lao động nghỉ thai sản có đóng Bảo hiểm xã hội không? Nộp đơn nghỉ xin nghỉ thai sản trước bao nhiêu ngày là được? Nếu đang có những thắc mắc xoay quanh chế độ nghỉ thai sản, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu chi tiết chế độ nghỉ thai sản của người lao động quy định mới nhất

Chế độ nghỉ thai sản là một trong những quyền lợi quan trọng của người lao động

Tổng quan về chế độ nghỉ thai sản tại Việt Nam

Chế độ nghỉ thai sản là gì? Đối tượng nào sẽ được hưởng chế độ nghỉ thai sản? Hãy cùng Arental Việt Nam tìm hiểu.

Chế độ nghỉ thai sản là gì?

Về cơ bản, chế độ nghỉ thai sản là quyền và lợi ích của người lao động (bao gồm cả nam và nữ) tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc được hưởng. Chế độ này được thực thi trong quá trình thai sản từ khi khám thai đến lúc nuôi con nhỏ.

Tìm hiểu chi tiết chế độ nghỉ thai sản của người lao động quy định mới nhất

Chế độ nghỉ thai sản là quyền và lợi ích của người lao động bao gồm cả nam và nữ

Thông qua chế độ nghỉ thai sản, người lao động sẽ được đảm bảo hỗ trợ một phần thu nhập và sức khỏe cho người lao động nữ khi đang mang thai, sinh con, nuôi con, thực hiện những giải pháp tránh thai và cho lao động nam khi vợ sinh con. 

Điểm mặt top những resort sang chảnh nhất tại Hồ Tràm Vũng TàuĐiểm mặt top những resort sang chảnh nhất tại Hồ Tràm Vũng TàuXem thêm: Dịch vụ cho thuê văn phòng ảo Bình Thạnh |Trọn gói 399k/tháng Điểm mặt top những resort sang chảnh nhất tại Hồ Tràm Vũng TàuĐiểm mặt top những resort sang chảnh nhất tại Hồ Tràm Vũng Tàu

Đối tượng nào được hưởng chế độ nghỉ thai sản?

Theo quy định tại các Điểm a, b, c, d, đ và h Khoản 1, Điều 22 Luật BHXH năm 2014, những đối tượng được áp dụng chế độ nghỉ thai sản là người lao động:

  • Làm việc theo hợp đồng lao động xác định hoặc không xác định thời hạn, hợp đồng lao động mùa vụ hoặc theo công việc nhất định (có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng), hợp đồng lao động được ký kết giữa đơn vị sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của Pháp luật về luật Lao động Việt Nam;

  • Làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng;

  • Các cán bộ, công viên chức;

  • Các công nhân quốc phòng, công án, những người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

  • Sĩ quan, quân nhân, quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; những người làm công tác cơ yếu hưởng lương như quân nhân;

  • Quản lý doanh nghiệp, quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.

Quy định về nghỉ thai sản của người lao động

Các quy định về nghỉ thai sản của người lao động tại Việt Nam.

Thời gian nghỉ thai sản bao lâu?

Theo Điều 34 Luật BHXH năm 2014, người lao động nữ có thời gian nghỉ thai sản khi sinh con trong trường hợp thông thường được quy định cụ thể như sau:

“Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng."

Cụ thể là thời gian hưởng chế độ thai sản của người lao động trước và sau khi sinh con là 6 tháng. Trong trường hợp người lao động nữ sinh đôi trở lên, tính từ đứa con thứ 2, mỗi đứa con người mẹ sẽ được nghỉ thêm 1 tháng. 

Tìm hiểu chi tiết chế độ nghỉ thai sản của người lao động quy định mới nhất

Quy định về thơi gian nghỉ thai sản

Trong thời gian nghỉ thai sản có đóng BHXH không?

Theo quy định, những lao động nghỉ việc để hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng, đơn vị và người lao động sẽ không phải đóng các loại bảo hiểm như BHXH, BHTN (Bảo hiểm thất nghiệp), BHTNLĐ (Bảo hiểm tai nạn lao động), BNN (Bệnh nghề nghiệp). Khoảng thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN. Người lao động sẽ được cơ quan BHXH hỗ trợ đóng BHYT.

Vậy nên, người lao động đang trong thời gian hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên sẽ không phải đóng BHXH. 

Thời gian nghỉ thai sản tính từ ngày nào?

Thời gian nghỉ thai sản sẽ được quy định theo tháng chứ không phải theo ngày. Căn cứ tại Điều số 34, Luật BHXH năm 2014, thời gian nghỉ thai sản của người lao động được tính từ ngày X của tháng này đến ngày X-1 của 6 tháng sau. Ví dụ, bạn nghỉ thai sản từ ngày 5/1 -> Ngày cuối cùng nghỉ thai sản của bạn là ngày 4/7.

Lưu ý: Thời gian nghỉ chế độ thai sản tính cả ngày nghỉ lễ, Tết và ngày nghỉ hàng tuần.

Điều kiện của chế độ nghỉ thai sản

Căn cứ tại Điều 31 Luật BHXH năm 2014, hướng dẫn của Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH, người lao động hưởng chế độ nghỉ thai sản cần đáp ứng các điều kiện sau:

  • Lao động nữ mang thai;

  • Lao động nữ sinh con;

  • Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

  • Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

  • Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

  • Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

Đồng thời, còn có những quy định sau:

  • Người lao động nữ sinh con, lao động nữ mang thai hộ, người mẹ nhờ mang thai hộ, người lao động nhận con nuôi dưới 6 tháng tuổi: Bắt buộc đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh hoặc nhận con nuôi.

  • Người lao động nữ sinh con đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền: Bắt buộc đóng BHXH từ đủ 3 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

  • Người lao động hội tụ đủ cả 2 yếu tố trên và chấm dứt hợp đồng lao động/hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước khi sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 6 tháng tuổi: Vẫn được hưởng chế độ nghỉ thai sản theo quy định.

Tìm hiểu chi tiết chế độ nghỉ thai sản của người lao động quy định mới nhất

Khi thực hiện đúng quy định về đóng bảo hiểm, bạn sẽ đủ điều kiện hưởng chế độ nghỉ thai sản.

Mẫu đơn nghỉ thai sản

Mẫu đơn nghỉ thai sản là đơn được người lao động tạo ra để xin được phép nghỉ thai sản khi sắp đến kỳ sinh nở theo quy định của Pháp luật. Nội dung của mẫu đơn nghỉ thai sản bao gồm đầy đủ thông tin của người làm đơn, thời lý do nghỉ, thời gian nghỉ,...

Dưới đây là một số mẫu đơn nghỉ thai sản phổ biến mà bạn có thể tham khảo:

Điểm mặt top những resort sang chảnh nhất tại Hồ Tràm Vũng TàuĐiểm mặt top những resort sang chảnh nhất tại Hồ Tràm Vũng TàuXem thêm: Cho thuê văn phòng áo quận 2Điểm mặt top những resort sang chảnh nhất tại Hồ Tràm Vũng TàuĐiểm mặt top những resort sang chảnh nhất tại Hồ Tràm Vũng Tàu

#1. Mẫu đơn xin nghỉ thai sản số 1

Tìm hiểu chi tiết chế độ nghỉ thai sản của người lao động quy định mới nhất

#2. Mẫu đơn xin nghỉ thai sản số 2

Tìm hiểu chi tiết chế độ nghỉ thai sản của người lao động quy định mới nhất

#3. Mẫu đơn xin nghỉ thai sản cho chồng có vợ chuẩn bị sinh con

Tìm hiểu chi tiết chế độ nghỉ thai sản của người lao động quy định mới nhất

#4. Mẫu đơn xin nghỉ thai sản theo Quyết định số 2001/QĐ-BGTVT

Tìm hiểu chi tiết chế độ nghỉ thai sản của người lao động quy định mới nhất

#5. Mẫu đơn xin nghỉ thai sản cho nam

Đây là mẫu đơn xin nghỉ thai sản dành cho người lao động nam có vợ mới sinh con. Các lao động này sẽ được phép nghỉ ở nhà và hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật. 

Tìm hiểu chi tiết chế độ nghỉ thai sản của người lao động quy định mới nhất

Nộp đơn xin nghỉ thai sản trước bao nhiêu ngày?

Lao động nữ sắp đến kỳ sinh sản đang làm việc tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức cần làm đơn xin nghỉ thai sản trong thời hạn theo quy định. Trước kỳ sinh nở, nhiều mẹ bầu gặp thắc mắc: “Nộp đơn xin nghỉ thai sản trước bao nhiêu ngày?”. Để giải đáp câu hỏi này, chúng ta cần căn cứ vào Khoản 1, Điều 34, Luật BHXH năm 2014 như đã đề cập ở mục trên về thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản, cụ thể:

“Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.”

Đối chiếu với trích dẫn trên, tổng thời gian người lao động nữ được hưởng chế độ trước và sau khi sinh con là 6 tháng. Trong trường hợp sinh đôi trở lên, người lao động nữ sẽ được cộng thêm 1 tháng nghỉ chế độ thai sản/con.

Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe cũng như tuân thủ quy định của Pháp luật, người lao động nữ lưu ý thời gian hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 2 tháng. Nghĩa là thời gian nghỉ trước khi sinh là 2 tháng, sau sinh là 4 tháng. Tùy vào sức khoẻ của mình, lao động nữ có thể cân đối thời gian nghỉ sinh sao cho phù hợp.

Thế nên, lao động nữ có thể làm đơn xin nghỉ thai sản trước thời gian dự kiến sinh từ 1 - 2 tháng và nộp cho Ban Giám đốc Công ty và Phòng hành chính nhân sự. 

Cách tính 180 ngày nghỉ thai sản đối với lao động nữ và nam

Trên thực tế, chu kỳ thai sản của lao động nữ kéo dài hơn 9 tháng. Chính vì thế, thời gian khám thai cũng được quy định thành từng lần. Đồng thời, thời gian khám thai cho từng lần cũng phù hợp với tình hình thực tế của việc khám thai mà lao động nữ thực hiện. 

Căn cứ vào Điều số 32 Luật BHXH năm 2014, trong quá trình mang thai, người lao động sẽ được nghỉ khám thai theo quy định của Pháp luật là tối đa 5 lần. Trong đó, mỗi lần khám người lao động sẽ được nghỉ 1 ngày làm việc. Vậy số ngày nghỉ tối đa là 5 ngày trong suốt thời gian người lao động mang thai.

Nếu ở xa nơi đăng ký khám/chữa bệnh hoặc có bệnh lý thai không bình thường, người lao động sẽ được nghỉ 2 lần/mỗi lần khám. Lúc này, số ngày nghỉ tối đa trong suốt thời gian người lao động mang thai là 10 ngày. 

Tìm hiểu chi tiết chế độ nghỉ thai sản của người lao động quy định mới nhất

Thời gian nghỉ khám thai chỉ tính ngày làm việc bình thường, không tính ngày nghỉ lễ, Tết và ngày nghỉ hàng tuần.

Đối với lao động nữ

Nếu khi sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 6 tháng tuổi có thời gian đóng bảo hiểm đáp ứng điều kiện thưởng, lao động nữ sẽ được nghỉ hưởng chế độ thai sản là 6 tháng. Trong trường hợp sinh con đôi trở lên, từ đứa con thứ 2 trở đi, cứ mỗi đứa con, lao động nữ sẽ được nghỉ thêm tối đa 1 tháng. 

Sau khi sinh con:

  • Con dưới 2 tháng tuổi mà qua đời: Mẹ được nghỉ việc 4 tháng tính từ ngày sinh con;

  • Con từ dưới 2 tháng tuổi mà qua đời: Mẹ được nghỉ việc 2 tháng tính từ ngày con mất;

Nếu chỉ có mẹ tham gia BHXH hoặc cả cha và mẹ tham gia BHXH, người mẹ qua đời sau khi sinh con, người cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ theo quy định.

Nếu mẹ tham gia BHXH nhưng không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản mà qua đời sau khi sinh con, cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng sẽ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 6 tháng tuổi.

Nếu chỉ có cha tham gia BHXH mà mẹ qua đời sau khi sinh con hoặc gặp rủi ro sau sinh, không đủ sức khỏe để chăm sóc con theo xác nhận của cơ sở khám/chữa bệnh có thẩm quyền, người cha sẽ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 6 tháng tuổi.

Thời gian hưởng chế độ thai sản trên sẽ tính cả ngày nghỉ mỗi tuần, ngày nghỉ lễ, Tết.

Đối với lao động nam

Chế độ nghỉ thai sản cho chồng khi vợ sinh con mà đóng bảo hiểm được tính cụ thể như sau:

  • 5 ngày làm việc;

  • 7 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;

  • Nếu vợ sinh đôi, được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh 3 trở lên, cứ thêm mỗi đứa con được nghỉ thêm 3 ngày làm việc;

  • Nếu vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật, được nghỉ 14 ngày làm việc.

Chế độ nghỉ thai sản cho của chồng được quy định tại khoản này sẽ tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con. Thời gian nghỉ theo chế độ thai sản có tính ngày cuối tuần và ngày nghỉ lễ. 

Lưu ý: Thời gian nghỉ việc để hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng bảo hiểm. Trong khoảng thời gian này, người lao động và đơn vị sử dụng lao động không phải đóng BHXH, BHYT (Bảo hiểm y tế) và BHTN (Bảo hiểm thất nghiệp).

Tìm hiểu chi tiết chế độ nghỉ thai sản của người lao động quy định mới nhất

Thời gian nghỉ việc đối với nam để hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng bảo hiểm

Cách tính tiền nghỉ thai sản cho các đối tượng lao động

Dưới đây là cách tính tiền nghỉ thai sản cho các đối tượng lao động:

Tiền trợ cấp khi sinh con

Căn cứ Điều 38 của Luật BHXH năm 2014 quy định:

“Lao động nữ sinh con được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con.

Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.”

Dựa vào đó, mức lương cơ sở được dùng làm căn cứ để tính tiền trợ cấp 1 lần khi sinh con. Tính đến năm 2022, mức lương cơ sở vẫn là 1.490.000 đồng/tháng. Vậy trợ cấp 1 lần cho mỗi con của người lao động là:

1.490.000 đồng x 2 = 2.980.000 đồng.

Trong trường hợp vợ không tham gia BHXH mà chỉ có chồng tham gia, chồng sẽ nhận được khoản trợ cấp 1 lần khi sinh con theo quy định trên.

Tiền thai sản trong thời kỳ nghỉ sinh

Như đã đề cập, lao động nữ khi sinh con sẽ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh là 6 tháng.

Căn cứ vào Điều 39 của Luật BHXH quy định:

“Mức hưởng chế độ thai sản của lao động nữ sinh con mỗi tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.”

Nếu người lao động đóng BHXH chưa đủ 6 tháng, mức hưởng là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng BHXH.

Ví dụ:

Chị H đóng BHXH từ tháng 1/2021 - 12/2021 với mức đóng BHXH là 6 triệu đồng/tháng.

  • Từ tháng 1/2022 - 3/2022, mức lương đóng BHXH của chị H là 7 triệu đồng/tháng.

  • Tháng 4/2022 chị H nghỉ sinh con. 

Vậy mức bình quân tiền tháng đóng BHXH của 6 tháng trước khi chị nghỉ sinh là 6,5 triệu đồng. Và đây chính là mức hưởng chế độ thai sản hàng tháng của chị H.

Chị H nghỉ sinh trong vòng 6 tháng nên tổng số tiền thai sản chị nhận được trong thời gian này là: 6,5 triệu đồng/tháng x 6 = 39 triệu đồng.

Tìm hiểu chi tiết chế độ nghỉ thai sản của người lao động quy định mới nhất

Tiền thai sản trong thời kì nghỉ sinh bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản

Tiền bồi dưỡng sau sinh

Căn cứ vào Điều 41 của Luật BHXH năm 2014 quy định:

“Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khoẻ chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ.

 Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ được tính cụ thể như sau:

- Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;

- Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh mổ;

- Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.

Thời gian này bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Trong những ngày nghỉ dưỡng sức, lao động nữ được hưởng tiền trợ cấp với mức mỗi ngày bằng 30% lương cơ sở.”

Vậy nếu nghỉ dưỡng sức năm 2022, mức tiền dưỡng sức của người lao động là 447.000 đồng/ngày (tương đương 30% mức lương cơ sở là 1.490.000/tháng.

Ví dụ:

Chị K mang thai và phải sinh mổ. Ngày 20/1/2022, chị K hết thời gian nghỉ 6 tháng thai sản nhưng do điều kiện sức khoẻ chưa ổn định, chị K xin được nghỉ dưỡng. Theo quy định, chị K sẽ được nghỉ 7 ngày và hưởng mức tiền bồi dưỡng sức khỏe là 447.000 đồng/ngày.

Vậy tổng tiền dưỡng sức của chị K là: 447.000 đồng x 7 = 3.129.000 đồng.

Dựa vào Khoản 2 Điều 4 Quyết định số 166 của Luật BHXH, người lao động phải có tên trong danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản do đơn vị sử dụng lao động lập mới được nhận tiền bồi dưỡng sau sinh. 

Người lao động nghỉ thai sản bao lâu thì nhận tiền?

Theo quy định, thời gian tối đa để người lao động nhận tiền chế độ thai sản sau khi nộp đầy đủ hồ sơ cho đơn vị sử dụng lao động là 20 ngày. Nếu quá thời gian này mà đơn vị không giải quyết chi trả, bạn có thể đến cơ quan BHXH (nơi công ty bạn tham gia) để yêu cầu được chi trả.

Trong trường hợp cơ quan BHXH trả lời đã chi trả cho phía công ty rồi mà công ty chưa giải quyết, bạn có thể khiếu nại đến Công đoàn hoặc Giám đốc Công ty nơi mình đang làm việc theo quy định tại Khoản 1 Điều 118 Luật BHXH năm 2014. 

Tìm hiểu chi tiết chế độ nghỉ thai sản của người lao động quy định mới nhất

Thời gian để người lao động nhận được tiền chế độ thai sản là 20 ngày sau khi nộp đầy đủ hồ sơ 

Nhìn chung, chế độ nghỉ thai sản chính là quyền và lợi ích của người lao động cả nam và nữ trong giai đoạn sinh nở. Qua bài viết trên, chúng tôi tin rằng bạn đã phần nào giải đáp được các thắc mắc liên quan đến chế độ nghỉ thai sản. Đừng quên theo dõi Arental.vn để tiếp tục đón đọc những bài viết hay và hữu ích khác nhé!

XEM THÊM:

Điểm mặt top những resort sang chảnh nhất tại Hồ Tràm Vũng TàuDịch vụ văn phòng ảo Quận Tân Bình| Giá trọn gói 399k/thángĐiểm mặt top những resort sang chảnh nhất tại Hồ Tràm Vũng Tàu

Điểm mặt top những resort sang chảnh nhất tại Hồ Tràm Vũng Tàu Dịch vụ văn phòng ảo quận 1 | Giá trọn gói 399k/thángĐiểm mặt top những resort sang chảnh nhất tại Hồ Tràm Vũng Tàu

LIÊN HỆ ARENTAL VIETNAM

Arental Vietnam - Đơn vị quản lý và cung cấp dịch vụ cho thuê văn phòng

  • MST: 0315601646
  • Địa chỉ: 1B Đường số 30, Phường An Khánh, Quận 2, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Hotline: 098 7260 333
  • Website: https://www.arental.vn
  • Email: arentalvn@gmail.com
098 7260 333