Tổng hợp thông tin cần biết liên quan đến báo cáo kế toán
Bài viết sau đây cung cấp khái niệm về báo cáo kế toán, các loại báo kế toán và bước thực hiện lập báo cáo kế toán tài chính nhanh chóng và chính xác cho doanh nghiệp.
Tổng hợp thông tin cần biết liên quan đến báo cáo kế toán
Nội dung bài viết
1. Báo cáo kế toán là gì?
2. Tác dụng của báo cáo kế toán trong hoạt động kinh doanh
3. Các bước lập báo cáo tài chính
1. Báo cáo kế toán là gì?
Báo cáo kế toán (hay accounting report) là báo cáo của công tác kế toán tại một cơ quan, tổ chức. Báo cáo kế toán gồm 2 loại là báo cáo tài chính và Báo cáo quản trị.
Báo cáo tài chính doanh nghiệp gồm:
- Bảng cân đối kế toán
- Báo cáo kết quả kinh doanh
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Thuyết minh báo cáo tài chính
>>>>> Văn phòng cho thuê TPHCM
Đơn vị kế toán của tổ chức có nhiệm vụ phải lập báo cáo tài chính vào mỗi cuối kỳ kế toán năm. Báo cáo tài chính là hoạt động mang tính bắt buộc đối với mỗi đơn vị kế toán. Đơn vị kế toán phải tuân thủ các quy định của pháp luật
Báo cáo kế toán quản trị gồm nhiều loại báo cáo có đặc điểm khác nhau tùy thuộc vào các yếu tố như:
- Lĩnh vực hoạt động
- Quy mô hoạt động
- Đặc điểm hoạt động
- Yêu cầu của quản lý
- Năng lực của người làm kế toán
- Trang thiết bị phục vụ cho công tác kế toán.
Báo cáo kế toán quản trị có đặc điểm là linh hoạt và chi tiết, không chịu sự chi phối của các nguyên tắc hay chuẩn mực nào đặt ra, vậy nên báo cáo kế toán quản trị có thể được lập vào bất kỳ thời điểm nào.
Hệ thống báo cáo kế toán quản trị của một doanh nghiệp thường gồm:
Báo cáo dự toán:
Một kế hoạch hành động chi tiết, định lượng các mục tiêu hoạt động của đơn vị. Đó là hoạt động tính toán dự kiến nhờ vào sự phối hợp chi tiết và toàn diện các nguồn lực, bằng cách huy động và sử dụng nguồn lực cho việc thực hiện một khối lượng công việc nhất định thông qua các chỉ tiêu về số lượng và giá trị.
Các báo cáo dự toán bao gồm
- Dự toán tiêu thụ
- Dự toán sản xuất
- Dự toán chi phí vật tư và cung ứng vật tư cho sản xuất
- Dự toán lao động trực tiếp...
Báo cáo tình hình thực hiện:
Báo cáo này thể hiện thông tin ở các giai đoạn sản xuất, tiêu thụ,...một cách chi tiết để dễ dàng cho tác quản lý và nắm bắt được tình hình hoạt động của doanh nghiệp.
Báo cáo tình hình thực hiện gồm:
- Báo cáo doanh thu, chi phí thực hiện và mức lợi nhuận của mỗi loại sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ.
- Báo cáo hàng tồn kho.
- Báo cáo vấn đề liên quan đến tình hình sử dụng lao động và năng suất lao động tại các đơn vị khác nhau,...
Báo cáo kiểm soát và đánh giá: báo cáo này giúp nhà quản lý có sự đánh giá chính xác các hoạt động trong các khâu. Mục đích để phát hiện sai sót, chưa đạt yêu cầu để kịp thời đưa ra các thay đổi và điều chỉnh hợp lý.
Báo cáo kiểm soát bao gồm:
- Báo cáo kiểm soát doanh thu
- Báo cáo kiểm soát chi phí
- Báo cáo kiểm soát lợi nhuận
Báo cáo phân tích:
Báo cáo nhằm đưa ra phân tích về mối liên hệ giữa chi phí sản xuất sản phẩm, khối lượng sản phẩm và lợi nhuận sau khi bán sản phẩm. Báo cáo phân tích giúp tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất và hoạt động tài chính.
2. Tác dụng của báo cáo kế toán trong hoạt động kinh doanh
Báo cáo tài chính thể hiện mục đích cụ thể và chủ đích về quá trình hoạt hoạt và kết quả đạt được của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính chỉ ra những sai sót, khuyết điểm trong kế hoạch kinh doanh để ban quản lý cho ra những điều chỉnh kịp thời giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực đến doanh nghiệp.
Ngoài ra, báo cáo tài chính còn cho thấy được hướng đi và tương lai của doanh nghiệp đó, họ có đang ở đứng nơi dự định ban đầu hay không. Bảng báo cáo càng chính xác và chi tiết càng giúp cho doanh nghiệp nhìn rõ ưu khuyết điểm trong quá trình hoạt động. Điểm cần tập trung và điểm cần loại bỏ.
Một doanh nghiệp có bước phát triển đứng đắn và gặt hái thành công phải dựa vào tình hình thực tế của doanh nghiệp để thúc đẩy điểm mạnh và điều chỉnh điểm yếu. Các loại báo cáo nói chung của doanh nghiệp và báo cáo tài chính kế toán nói riêng là yếu tố không thể thiếu giúp doanh nghiệp có sự nhìn nhận và đánh giá chính xác.
3. Các bước lập báo cáo tài chính
Dưới đây là các bước giúp doanh nghiệp lập báo cáo tài chính kế toán nhanh chóng và chính xác:
- Bước 1: Sắp xếp các chứng từ kế toán. Việc sắp xếp các giấy tờ liên quan đến việc lập báo cáo là cần thiết. Sắp xếp hợp lý và hệ thống giúp quá trình lập báo cáo không bị sai sót, khâu tìm kiếm cũng theo trình tự đứng đắn.
- Bước 2: Hạch toán chi tiết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Theo đó, người lập báo cáo dựa vào các chứng từ kế toán đã sắp xếp cẩn thận để kiểm tra và hoàn thiện các chứng từ sao cho đảm bảo tính hợp lý, hợp lệ và hợp pháp theo quy định pháp luật về kế toán và thuế.
- Bước 3: Phân loại các nghiệp vụ phát sinh theo thời gian như theo tháng và quý. Phân loại theo khoảng thời gian nhất định để giới hạn số lượng kê khai và để dễ sắp xếp. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần phân loại rõ ràng các nghiệp vụ phát sinh như: Phân loại các chi phí khấu hao, chi phí trả trước,...
- Bước 4: Rà soát cũng như tổng hợp các nghiệp vụ kế toán phát sinh theo từng nhóm tài khoản khác nhau. Việc này giúp việc kê khai và lập báo cáo nhanh chóng và chính xác hơn. Phân loại theo nhóm tài khoản để kiểm soát được tài khoản nào đã chi ra cho loại nghiệp vụ nào.
- Bước 5: Thực hiện việc bút toán tổng hợp và kết chuyển. Sau khi đã hoàn thành bước rà soát kỹ các số liệu cần thiết, tiếp đến kế toán sẽ tiến hành thực hiện bút toán kết chuyển các khoản doanh thu, chi phí, kết chuyển khoản lỗ hay lãi.
- Bước 6: Lập báo cáo tài chính. Bước cuối cùng và quan trọng nhất sau khi đã qua các bước rà soát, tổng hợp. Người lập báo cáo sẽ tiến hành lập báo cáo tài chính nhờ vào phần mềm HTKK để hoàn tất kê khai báo cáo tài chính.
Bài viết cùng chủ đề
Lịch nghỉ 30/4 - 1/5 năm 2023 là ngày lễ dài kỷ lục?
Lịch nghỉ 30/4 và 1/5 năm 2023 dành cho học sinh và công nhân viên chức nhà nước, người lao động theo quy định của Nhà Nước.
Cập Nhật: 17/3/2023Tặng đồng hồ có ý nghĩa gì? Có nên mua đồng hồ tặng cấp trên và người thân không?
Ý nghĩa của việc tặng đồng hồ và gợi ý những loại đồng hồ, những câu chúc phù hợp cho từng mối quan hệ
Cập Nhật: 27/2/2023Hoá đơn điện tử là gì? Hướng dẫn cách huỷ hoá đơn điện tử đã phát hành
Trong quá trình tiếp cận với xu hướng chuyển đổi số, công nghệ số, phần lớn doanh nghiệp Việt Nam đã làm quen với hoá đơn điện tử - một giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp số ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng tường tận mọi quy trình sử dụng hóa đơn điện tử, nhất là cách huỷ hoá đơn điện tử đã phát hành. Nếu cũng đang gặp vấn đề về cách xử lý hoá đơn điện tử viết sai, bạn hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây cùng chúng tôi nhé!
Cập Nhật: 9/1/2023Tìm hiểu chi tiết chế độ nghỉ thai sản của người lao động quy định mới nhất
Chế độ nghỉ thai sản là gì? Người lao động nghỉ thai sản có đóng BHXH không? Nộp đơn nghỉ xin nghỉ thai sản trước bao nhiêu ngày là được? Nếu đang có những thắc mắc xoay quanh chế độ nghỉ thai sản, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!
Cập Nhật: 26/12/2022Hướng dẫn cách tính bảo hiểm thất nghiệp chi tiết cho người lao động
Bảo hiểm thất nghiệp đóng vai trò cực kỳ quan trọng, giúp người lao động san sẻ gánh nặng kinh tế khi chưa tìm được việc mới
Cập Nhật: 21/12/2022Thuế thu nhập bất thường là gì? Tìm hiểu chi tiết 5 nhóm thu nhập tại Việt Nam
Đối với những cá nhân làm việc tự do, không ký hợp đồng lao động hoặc thời hạn ký hợp đồng dưới 3 tháng cùng mức thu nhập trên 2 triệu đồng thường bị trừ 10% thuế thu nhập bất thường. Loại thuế này được áp dụng khá phổ biến đối với nhiều lao động Việt Nam
Cập Nhật: 20/12/2022