• Chia sẻ bất động sản này

Các yếu tố tại cửa hàng mà người kinh doanh cần tham gia quản lý

Chủ cơ sở kinh doanh khi tìm kiếm những địa điểm cho thuê mặt bằng quận 2 cần chú ý các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh sau này của cửa hàng.

Kinh doanh tại những nơi cho thuê mặt bằng quận 2 cần chú ý quản lý hiệu quả

1. Quản lý bán hàng

Quản lý bán hàng là tất cả hoạt động liên quan hoặc có tác động đến việc bán sản phẩm thuộc cửa hàng đang kinh doanh. Quản lý việc bán ra sản phẩm được thực hiện theo quy tắc sẽ giúp cho việc kinh doanh thuận lợi hơn. Quản lý bán hàng bao gồm các công tác quảng cáo, niêm yết giá cả, chương trình khuyến mãi,...

  • Công tác quảng cáo: tùy vào quy mô cửa hàng, sản phẩm kinh doanh để chọn đối tượng và phương thức quảng cáo phù hợp. Ví dụ, khi kinh doanh cửa hàng thức ăn nhanh quy mô trên 10 nhân viên. Đây là quy mô kinh doanh tương đối lớn. Đối tượng hướng đến là người trẻ, gia đình có trẻ nhỏ ưa chuộng các món ăn vặt. Vì thế kế hoạch quảng cáo có thể thêm nhiều màu sắc tươi tắn, nội dung hài hước thú vị, thực đơn từ ngữ ngắn gọn nhưng đa dạng món. Đặc biệt cửa hàng nên có ít nhất một món đặc trưng chỉ cửa hàng mình có.

>>>>> Khám phá 4 con đường kinh doanh Thảo Điền

Kinh doanh theo mô hình mở cửa hàng cần lưu ý nhiều yếu tố để hoạt động kinh doanh suôn sẻ.

Kinh doanh theo mô hình mở cửa hàng cần lưu ý nhiều yếu tố để hoạt động kinh doanh suôn sẻ.

  • Chương trình khuyến mãi: các chương trình khuyến mãi luôn thu hút khách hàng. Đây là điều đầu tiên "lôi kéo" khách hàng bước vào cửa hàng. Chương trình khuyến mãi thường được áp dụng vào các dịp khai chương, lễ, tết, kỉ niệm,... Tuy nhiên, các chương trình này vừa tạo thuận lợi thu hút khách hàng vừa là thử thách cho chủ cửa hàng về sự trải nghiệm và đánh giá từ khách hàng. Sản phẩm mua có thể rẻ hơn ngày thường nhưng nếu chất lượng không đảm bảo sẽ khó giữ chân người mua.
  • Giá cả sản phẩm: giá cả sản phẩm nên được tham khảo trên thị trường, từ các cửa hàng kinh doanh khác, từ nguồn hàng và những chi phí kèm theo như vận chuyển hay lắp đặt, từ khả năng chi trả của khách hàng mục tiêu, từ giá trị mà sản phẩm mang lại,... Tóm lại, giá sản phẩm là sự phản ánh của nhiều yếu tố cộng gộp để khách hàng làm thước đo giá trị mà mình nhận được từ sản phẩm đó có tương xứng hay không, và cũng là điều kiện quan trọng để họ quay lại mua hàng.

2. Quản lý nhân viên

Nhân viên của một cửa hàng là nguồn lực giúp tạo ra doanh thu và giữ chân khách hàng. Nói cách khác, nhân viên không chỉ là người được thuê để làm việc mà còn là cộng sự và đối tác thân cận nhất của cửa hàng. Họ chủ động và trực tiếp trong nhiều hoạt động như bán hàng, quản lý tài sản cửa hàng, sắp xếp hàng hóa,... Vì vậy, việc đào tạo và quản lý nhân viên nên được coi trọng.

Đào tạo nhân viên mới tùy vào quy mô cửa hàng. Nếu là cửa hàng lớn có nhiều bộ phận thì mỗi nhân viên được hướng dẫn công việc phù hợp với bộ phận mà người đó vào làm. Tránh việc hướng dẫn và yêu cầu họ phải nắm bắt được tất cả công việc của cửa hàng cùng một lúc. Việc này sẽ không tạo hiệu quả cho quá trình đào tạo và làm giảm tỷ lệ hoàn hảo cho nhiệm vụ đó cũng như gây rối loạn chức năng nhân viên cửa hàng thuộc các bộ phận với nhau.

Nhân viên gắn bó càng lâu với cửa hàng càng có kinh nghiệm và thành thạo hơn trong việc bán hàng, hiểu rõ sản phẩm và nhớ được những khách hàng thân quen. Từ đó họ có thể giúp tạo thêm doanh thu nhờ sự thân thiết với khách hàng và hiểu biết về sản phẩm. Vì thế, chủ cửa hàng đối với nhân viên gắn bó lâu dài nên có chính sách tăng lương, hỗ trợ nhân viên đó,...để họ thấy được sự công nhận về năng lực bản thân và thành quả lao động.

>>>>> Lựa chọn vị trí thuê mặt bằng phù hợp

Nguồn nhân lực là nhân tố quan trọng giúp tăng doanh thu, đem lại danh tiếng tốt cho cửa hàng.

Nguồn nhân lực là nhân tố quan trọng giúp tăng doanh thu, đem lại danh tiếng tốt cho cửa hàng.

3. Quản lý kho hàng

Kho hàng cũng giống như cửa hàng. Mặc dù khách hàng không thể thấy nhưng kho hàng cũng cần được dọn dẹp, sắp xếp hàng hóa theo trình tự để dễ tìm và quản lý số lượng. Tùy theo sản phẩm kinh doanh mà chủ cửa hàng thiết kế kho hàng phù hợp. Ví dụ, sản phẩm dễ vỡ nên được bao bọc và giữ trong hộp, không nên để quá cao, vị trí cũng nên đặt ở nơi an toàn, tạo khoảng cách giữa các sản phẩm đó; thực phẩm nên có kho đông lạnh hoặc tủ giữ nhiệt để bảo quản, kho đông và tủ cũng nên được dọn dẹp thường xuyên tránh ủ nước gây mùi; đồ điện tử nên tránh xa các nguồn gây cháy nổ, nhiệt độ cao,...Kho hàng cần được quản lý cẩn thận vì đây là các sản phẩm sẽ được bán cho khách hàng. Những sơ xuất trong việc bảo quản sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn vốn cửa hàng đã chi ra để nhập hàng.

4. Thiết kế bố trí cửa hàng

Việc bố trí sắp xếp hàng hóa và trang trí cửa hàng đúng cách và bắt mắt sẽ thu hút không ít khách hàng vào tham quan. Cửa hàng kinh doanh nên được sơn màu sáng, bảng hiệu đơn giản rõ chữ với kích thước vừa với quy mô cửa hàng. Các sản phẩm nên được sắp xếp vị trí từ ngoài vào là những mặt hàng đang được ưa chuộng. Những sản phẩm liên quan với nhau nên được đặt liền kề. Không gian cửa hàng cần tạo được sự thông thoáng dễ chịu, không nên bày quá nhiều sản phẩm tránh tạo cảm giác ngột ngạt. Ngoài ra, cần tạo sự hài hòa về màu sắc cho tổng thể không gian từ màu tường, kệ hàng, tủ hàng, sản phẩm, màu trang phục nhân viên,... Việc này cũng giúp tăng thiện cảm của khách hàng đối với cửa hàng.

5. Quản lý tài chính

Quản lý tài chính là nhiệm vụ chính của chủ cửa hàng. Chủ cửa hàng cần biết quản lý dòng tiền chi và thu. Cần lập bảng thống kê chi tiết các khoản thu chi. Kế hoạch chi tiêu của cửa hàng là yếu tố quan trọng trong hoạt động kinh doanh giúp duy trì kinh doanh và xem xét lợi nhuận, tính ổn định và phát triển để mở rộng quy mô kinh doanh sau này. Tài chính cần số liệu cụ thể, chủ cửa hàng cũng cần phân tích được tình hình tài chính của cửa hàng để bổ sung hoặc cắt giảm các khoản cần thiết hoặc không cần thiết. Ngoài ra, tài chính của cho thấy được tiềm năng hoặc nguy cơ của cửa hàng, giá trị thương hiệu và mức độ phổ biến của cửa hàng trên thị trường.

Trên đây là những yếu tố quan trọng khi người kinh doanh có ý định mở cửa hàng kinh doanh mua bán và chủ cửa hàng cầm tham gia quản lý trực tiếp để ổn định và phát triển việc kinh doanh của mình.

Tài chính tác động trực tiếp và đáng kể đến hoạt động kinh doanh và sự tồn tại cửa hàng.

Tài chính tác động trực tiếp và đáng kể đến hoạt động kinh doanh và sự tồn tại cửa hàng.

Trước khi quản lý cửa hàng, người kinh doanh phải có cơ sở kinh doanh hay mặt bằng kinh doanh để mở cửa hàng. Ví dụ, một người có ý định kinh doanh tại khu vực quận 2, TPHCM. Họ sẽ có nhu cầu thuê mặt bằng quận 2 với các tiêu chí riêng như tìm mặt bằng quận 2 giá rẻ, mặt bằng nhỏ quận 2,...hoặc tùy vào giá trị sản phẩm và quy mô kinh doanh để tìm thuê mặt bằng shophouse quận 2 hoặc thuê kiot quận 2. Việc thuê mặt bằng kinh doanh cũng nằm trong kế hoạch kinh doanh và kế hoạch chi tiêu cần quản lý và theo dõi cẩn thận. Mặt bằng kinh doanh sẽ có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh. Vì vậy, chủ kinh doanh nên tìm kiếm và lựa chọn khu vực cũng như vị trí kinh doanh phù hợp.

0903642689