Giải đáp thắc mắc: Cúng ông Công ông Táo vào giờ nào tốt nhất năm 2023?
Sau rằm tháng Chạp là các gia đình người Việt bắt đầu rục rịch chuẩn bị cho lễ cúng ông Công ông Táo. Có thể nói, đây chính là nghi thức truyền thống mang đậm bản sắc, văn hoá của người Việt.
Nội dung bài viết:
Giới thiệu tổng quan về nghi thức cúng ông Công ông Táo
Khởi nguồn của lễ cúng ông Công ông Táo
Cúng ông Công ông Táo có ý nghĩa gì?
Nên cúng ông Công ông Táo vào giờ nào tốt nhất năm 2023?
Sau rằm tháng Chạp là các gia đình người Việt bắt đầu rục rịch chuẩn bị cho lễ cúng ông Công ông Táo. Có thể nói, đây chính là nghi thức truyền thống mang đậm bản sắc, văn hoá của người Việt. Vậy cúng ông Công ông Táo vào giờ nào tốt nhất? Đâu là thời điểm cúng ông Công ông Táo giúp mang lại may mắn, xuất hành thuận lợi, hoá giải xui xẻo? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!
Giới thiệu tổng quan về nghi thức cúng ông Công ông Táo
Khởi nguồn của lễ cúng ông Công ông Táo
Theo tương truyền, Táo Quân bắt nguồn từ 3 vị thần: Thần Công, Thổ Địa và Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc. Khi du nhập vào Việt Nam, Táo Quân được phác hoạ qua câu chuyện cổ tích: “Hai ông một bà", cụ thể là thần Đất, thần Nhà và thần Bếp.
Từ cổ tích dân gian Việt Nam, vào mỗi 23 tháng Chạp hằng năm được xem là ngày Táo Quân cưỡi cá chép bay về trời. Nhiệm vụ của Táo Quân là báo cáo chuyện nhỏ, chuyện lớn xảy ra trong mỗi gia đình đến Ngọc Hoàng. Thế nên, vào ngày này, các gia đình người Việt thường làm mâm cơm, cúng đãi ông Công ông Táo lên chầu trời.
Cúng ông Công ông Táo có ý nghĩa gì?
Theo sự tích, ông Táo là vị thần cai quản mọi hoạt động của gia chủ, bảo vệ gia chủ tránh khỏi ma quỷ lãng vãn vào thổ cư và giữ bình an trong nhà. Vào ngày 23 tháng Chạp mỗi năm, ông Táo lại cưỡi cá chép hoá rồng lên Thiên đình báo cáo tình hình tốt, xấu của gia chủ trong một năm. Đến đêm Giao thừa, Táo Quân sẽ trở về hạ giới để tiếp tục nhiệm vụ trông coi nhà cửa, bếp núc.
Trên thực tế, việc cúng ông Công ông Táo đã trở thành một nét đẹp văn hóa, mang dấu ấn tâm linh của người Việt. Ngày ông Công ông Táo chầu trời đã len lỏi vào tiềm thức của mỗi gia đình Việt. Mục tiêu của ngày cúng ông Công ông Táo là bày tỏ lòng biết ơn công trông coi của các vị thần.
Đồng thời, đây cũng được xem là hình thức “mua chuột" của mỗi gia đình để ông Công ông Táo thương tình, báo cáo với Ngọc Hoàng lời hay ý đẹp. Nhờ vậy, gia đình sẽ được bình an, gặp nhiều may mắn, thuận lợi trong năm mới.
Cúng ông Công ông Táo còn là dịp để người người, nhà nhà sum vầy, quây quần bên mâm cỗ sau một năm làm ăn vất vả. Có thể nói, cúng ông Công ông Táo là một nghi thức tín ngưỡng được người Việt gửi gắm niềm tin và hy vọng trong dịp năm mới.
Nên cúng ông Công ông Táo vào giờ nào tốt nhất năm 2023?
Tết ông Công ông Táo năm 2023 rơi vào ngày nào?
Theo truyền thống mỗi năm, lễ cúng ông Công ông Táo là ngày 23 tháng Chạp, tức 23/12 Âm lịch). Theo lịch dương, lễ cúng ông Công ông Táo năm 2023 rơi vào ngày ngày thứ Bảy, tức ngày 14 tháng 1. Tuy nhiên, nếu không thể cúng ông Công ông Táo đúng ngày này, gia đình bạn vẫn có thể làm lễ cúng trước ngày 23 tháng Chạp âm lịch.
Cúng ông Công ông Táo vào giờ nào tốt nhất?
Dựa trên Lịch vạn niên năm 2023, thời điểm tốt để các gia đình cúng ông Công ông Táo là:
-
Ngày 17 tháng Chạp, tức ngày 08/01/2023 Dương lịch: Ngày Bính Dần, đây là ngày Hoàng đạo Kim Quỹ.
-
Ngày 18 tháng Chạp, tức ngày 09/01/2023 Dương lịch: Ngày Đinh Mão, đây là ngày Hoàng đạo (Bảo Quang hay còn gọi là Kim Đường).
-
Ngày 20 tháng Chạp, tức ngày 11/01/2023 Dương lịch: Ngày Kỷ Tỵ, đây là ngày Hoàng đạo Ngọc Đường.
-
Ngày 23 tháng Chạp, tức ngày 14/01/2023 Dương lịch: Ngày Nhâm Thân, đây là ngày Hoàng đạo Tư Mệnh.
Đồng thời, theo Lịch Vạn niên năm 2023, giờ tốt để các gia đình cúng ông Công ông Táo là:
-
Ngày 17 tháng Chạp:
Các khung giờ đẹp gồm:
-
Tý: 23 giờ - 1 giờ.
-
Sửu: 1 giờ - 3 giờ.
-
Thìn: 7 giờ - 9 giờ.
-
Tỵ: 9 giờ - 11 giờ.
-
Mùi: 13 giờ - 15 giờ.
-
Tuất: 19 giờ - 21 giờ.
-
Ngày 18 tháng Chạp:
Các khung giờ đẹp gồm:
-
Tí: 23 giờ - 1 giờ.
-
Dần: 3 giờ - 5 giờ.
-
Mão: 5 giờ - 7 giờ.
-
Ngọ: 11 giờ - 13 giờ
-
Mùi: 13 giờ - 15 giờ.
-
Dậu: 17 giờ - 19 giờ.
-
Ngày 20 tháng Chạp:
Các khung giờ đẹp gồm:
-
Sửu: 1 giờ - 3 giờ.
-
Thìn: 7 giờ - 9 giờ.
-
Ngọ: 11 giờ - 13 giờ.
-
Mùi: 13 giờ - 15 giờ.
-
Tuất: 19 giờ - 21 giờ.
-
Hợi: 21 giờ - 23 giờ.
Trong đó, giờ cúng ông Công ông Táo đẹp nhất là giờ Ngọ ngày 20 tháng Chạp (Giờ Tốc hỷ). Nếu cúng ông Công ông Táo vào khung giờ này, năm mới của gia đình bạn hứa hẹn sẽ gặp nhiều điều may mắn, xuất hành thuận lợi, hoá giải những điều xui xẻo, bệnh tật hiệu quả hơn.
-
Ngày 23 tháng Chạp:
Các khung giờ đẹp gồm:
-
Thìn: 7 giờ - 9 giờ.
-
Tị: 9 giờ - 11 giờ.
-
Ngọ: 11 giờ - 13 giờ.
Trong đó, giờ Thìn ngày 23 tháng Chạp năm Tân Sửu là giờ Tốc hỷ. Vì vậy, bạn có thể chọn khung giờ này để tiến hành nghi lễ cúng tiễn Táo quân về trời. Riêng giờ Ngọ (từ 11 giờ - 13 giờ) ngày 23 tháng Chạp là thời điểm các vị thần quy tụ để chuẩn bị về trời. Vì vậy, đây được xem là khung giờ tối linh thiên, cực kỳ thích hợp để đưa tiễn ông Công, ông Táo về chầu trời (thời điểm tốt nhất là trước 12 giờ).
Tuy nhiên, trong ngày 23 tháng Chạp năm Nhâm Dần, giờ Ngọ chính là giờ Hắc đạo. Vì vậy, tùy theo quan niệm của mỗi gia đình, bạn có thể lựa chọn khung giờ phù hợp. Trên thực tế, bạn không nhất thiết phải cúng ông Công ông Táo vào lúc giữa trưa (chính Ngọ).
Chuẩn bị mâm cúng ông Công ông Táo bao gồm những gì?
Như đã đề cập, Táo Quân là vị thần cai quản nhà cửa, bếp núc và nắm rõ mọi chuyện trong gia đình. Vì vậy, việc làm lễ tiễn Táo Quân rất quan trọng. Để những lời nguyện cầu linh nghiệm, bạn nên chuẩn bị một mâm lễ cúng ông Công ông Táo đầy đủ.
Các lễ vật cúng ông Công ông Táo cơ bản bao gồm:
-
3 mũ Táo Quân: 2 mũ dành cho Táo ông (loại có cánh chuồn) và 1 mũ dành cho Táo bà (loại không có cánh chuồn).
-
3 bộ quần áo giấy Táo Quân: 2 bộ nam, 1 bộ nữ.
-
3 đôi hài Táo Quân: 2 đôi hài nam, 1 đôi hài nữ.
-
Trái cây và trầu cau tươi.
-
Hương, đèn, nến, rượu nếp hoặc trà.
Theo người xưa, các Táo Quân khi chầu trời sẽ cưỡi cá chép. Vì vậy, trong lễ cúng ông Công ông Táo, nhiều gia đình còn chuẩn bị cá chép. Tùy theo từng địa phương, vùng miền, số lượng cá chép có thể sẽ khác nhau.
Thông thường, người miền Bắc sẽ chuẩn bị 3 con cá chép đỏ còn sống và để chúng bơi trong chậu nước với quan niệm là “cá chép hoá rồng" để đưa các Táo Quân về trời. Trong khi đó, người miền Trung sẽ dùng ngựa giấy cúng tiễn Táo Quân. Còn người miền Nam sẽ dâng những lễ vật đơn giản như mũ, áo, hài, cá chép giấy.
Trên thực tế, mâm cúng ông Công ông Táo không cần quá cầu kỳ. Tùy theo điều kiện của mỗi gia đình, bạn có thể cúng các món mặn hoặc chay tuỳ ý. Thông thường, mâm cúng ông Công ông Táo sẽ có những món cơ bản sau:
-
Gà trống luộc (có thể thay bằng vịt quay hoặc thịt heo luộc).
-
Xôi gấc hoặc xôi lá cẩm, xôi nếp, xôi đậu,...
-
Bánh chưng, bánh tét.
-
Canh chân giò nấu măng hoặc canh mọc.
-
1 chén gạo, 1 chén muối.
Ngoài ra, một số gia đình cũng cúng thêm các món chè như chè hoa cau, chè trôi nước và các loại bánh trái khác.
Có thể nói, chọn giờ cúng ông Công ông Táo là điều quan trọng đối với mọi gia đình. Việc này liên quan đến niềm tin và tín ngưỡng của người Việt, sự mong chờ về một năm mới đầy viên mãn, may mắn. Qua bài viết trên, chúng tôi hy vọng bạn đã giải đáp được thắc mắc “Cúng ông Công ông Táo giờ nào tốt nhất năm 2023”. Tuỳ theo quan niệm và thói quen của mỗi gia đình, bạn có thể lựa chọn giờ cúng sao cho phù hợp. Chúc bạn thành công và luôn gặp may mắn, thuận lợi trong năm mới nhé!
Bài viết cùng chủ đề
Lịch nghỉ 30/4 - 1/5 năm 2023 là ngày lễ dài kỷ lục?
Lịch nghỉ 30/4 và 1/5 năm 2023 dành cho học sinh và công nhân viên chức nhà nước, người lao động theo quy định của Nhà Nước.
Cập Nhật: 17/3/2023Tặng đồng hồ có ý nghĩa gì? Có nên mua đồng hồ tặng cấp trên và người thân không?
Ý nghĩa của việc tặng đồng hồ và gợi ý những loại đồng hồ, những câu chúc phù hợp cho từng mối quan hệ
Cập Nhật: 27/2/2023Hoá đơn điện tử là gì? Hướng dẫn cách huỷ hoá đơn điện tử đã phát hành
Trong quá trình tiếp cận với xu hướng chuyển đổi số, công nghệ số, phần lớn doanh nghiệp Việt Nam đã làm quen với hoá đơn điện tử - một giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp số ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng tường tận mọi quy trình sử dụng hóa đơn điện tử, nhất là cách huỷ hoá đơn điện tử đã phát hành. Nếu cũng đang gặp vấn đề về cách xử lý hoá đơn điện tử viết sai, bạn hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây cùng chúng tôi nhé!
Cập Nhật: 9/1/2023Tìm hiểu chi tiết chế độ nghỉ thai sản của người lao động quy định mới nhất
Chế độ nghỉ thai sản là gì? Người lao động nghỉ thai sản có đóng BHXH không? Nộp đơn nghỉ xin nghỉ thai sản trước bao nhiêu ngày là được? Nếu đang có những thắc mắc xoay quanh chế độ nghỉ thai sản, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!
Cập Nhật: 26/12/2022Hướng dẫn cách tính bảo hiểm thất nghiệp chi tiết cho người lao động
Bảo hiểm thất nghiệp đóng vai trò cực kỳ quan trọng, giúp người lao động san sẻ gánh nặng kinh tế khi chưa tìm được việc mới
Cập Nhật: 21/12/2022Thuế thu nhập bất thường là gì? Tìm hiểu chi tiết 5 nhóm thu nhập tại Việt Nam
Đối với những cá nhân làm việc tự do, không ký hợp đồng lao động hoặc thời hạn ký hợp đồng dưới 3 tháng cùng mức thu nhập trên 2 triệu đồng thường bị trừ 10% thuế thu nhập bất thường. Loại thuế này được áp dụng khá phổ biến đối với nhiều lao động Việt Nam
Cập Nhật: 20/12/2022