Nhà hát Thủ Thiêm nghìn tỷ tạo nên làn sóng tranh cãi dữ dội
Việc rót số vốn lên đến hàng nghìn tỷ đồng đã khiến dự án này vấp phải nhiều làn sóng tranh cãi trái chiều trong dư luận. Cùng tìm hiểu thông tin dưới đây nhé
Nội dung bài viết:
1. Giới thiệu đôi nét về dự án nhà hát Thủ Thiêm
1.2 Thông tin chi tiết về dự án Nhà hát Thủ Thiêm
1.3 Phong cách thiết kế đẳng cấp của nhà hát Thủ Thiêm
2. Lý do khiến nhà hát Thủ Thiêm gây tranh cãi
2.1 Thúc đẩy âm nhạc cổ điển có thật sự cần thiết?
Nhà hát Thủ Thiêm được khởi công xây dựng chính là “niềm kiêu hãnh và bộ mặt” của khu đô thị hiện đại, thông minh bậc nhất Sài thành. Tuy nhiên, việc “rót” số vốn lên đến hàng nghìn tỷ đồng đã khiến dự án này “vấp” phải nhiều “làn sóng” trái chiều trong dư luận. Vì sao nhà hát Thủ Thiêm gây tranh cãi nhiều đến vậy? Có nên tiếp tục triển khai xây dựng dự án không?
1. Giới thiệu đôi nét về dự án nhà hát Thủ Thiêm
1.1 Nhà hát Thủ Thiêm là gì?
Nhà hát Thủ Thiêm là tên gọi tắt của Nhà hát Giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch Thủ Thiêm (Saigon Opera). Dự án chính thức được thông qua vào ngày 8/10/2018. Tổng diện tích xây dựng nhà hát lên đến 20.354m2. Trong đó, tổng diện tích phát triển dự án là 10.030m2, diện tích xây dựng công viên cây xanh là 10.324m2.
Nhà hát Thủ Thiêm có quy mô 10 tầng, tương đương với chiều cao 48m bao gồm 1 khán phòng lớn 1200 chỗ ngồi và 1 khán phòng nhỏ 500 chỗ ngồi. Dự án được khởi xây dựng tại khu chức năng 1 thuộc khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Vị trí nhà hát Thủ Thiêm nằm tại góc cầu Thủ Thiêm 2, kết nối với phố đi bộ Nguyễn Huệ bằng cầu bắc qua sông Sài Gòn.
Không chỉ là không gian thường thức âm nhạc, nhà hát Thủ Thiêm còn là điểm du lịch đặc sắc với cảnh quan đa dạng. Tại đây, bạn có thể tham quan, khám phá nhiều khu vực chức năng như: quảng trường trung tâm, trung tâm triển lãm, bảo tàng, trung tâm hội nghị,...
Bên cạnh đó, dự án còn là chốn giao lưu văn hóa, nghệ thuật, tổ chức sự kiện và sinh hoạt cộng đồng. Công trình hiện hữu giữa lòng Quận 2 như một “kiệt tác nghệ thuật” vĩ đại.
Nhà hát Thủ Thiêm có tổng mức đầu tư là 1.508 tỷ đồng, được trích từ ngân sách thành phố. Dự án được triển khai trong giai đoạn từ năm 2018 - 2022, dự kiến hoàn thành xây dựng vào năm 2024. Nguồn vốn xây dựng Nhà hát Thủ Thiêm dự kiến trích từ khoản tiền bán đấu giá khu đất số 23 Lê Duẩn, Quận 1. Hiện tại, dự án vẫn đang trong quá trình phát thảo phối cảnh để xây dựng.
CẬP NHẬT CÁCH TRA CỨU MÃ SỐ THUẾ CHUẨN CHỈNH 2022
1.2 Thông tin chi tiết về dự án Nhà hát Thủ Thiêm
Tên dự án |
Nhà hát Thủ Thiêm hay Nhà hát Giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch Thủ Thiêm (Saigon Opera). |
Đơn vị thiết kế |
Korn Architects |
Quy mô |
Tổng diện tích đất: 20.354,8m2. Chiều cao: 5 tầng bao gồm 1 tầng hầm để xe và thiết bị kỹ thuật. |
Chủ đầu tư |
Ban quản lý dự án ĐTXD Công trình Dân dụng và Công nghiệp TP.HCM. |
Vị trí |
Lô số 1 - 21 thuộc khu đô thị mới Thủ Thiêm, Quận 2, TP.HCM. |
1.3 Phong cách thiết kế đẳng cấp của nhà hát Thủ Thiêm
Phần thiết kế công trình dự án nhà hát Thủ Thiêm do Korn Architects đảm nhiệm. Đơn vị này được trao tặng giải thưởng vinh dự thứ 4 của cuộc thi tuyển “Phương án Thiết kế Kiến trúc Công trình” do Ban quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng (ĐTXD) các Công trình Dân dụng và Công nghiệp TP.HCM tổ chức.
Nhà hát Thủ Thiêm được mệnh danh là “đóa sen nở rộ” giữa lòng thành phố, là nơi hội tụ giữa những đặc sắc văn hóa Sài Gòn xưa. Theo phối cảnh dự án, các chương trình âm nhạc, hàn lịch, vũ kịch, nhạc kịch sẽ được tổ chức trong những không gian chuyên nghiệp, được trang bị hiện đại.
Công trình sở hữu hình khối mang tính biểu tượng, được phân chia theo các chức năng khác nhau. Toàn bộ các khối tòa nhà sẽ được liên kế với tầng hầm khu vực - nơi để xe và các thiết bị kỹ thuật. Mặt trước công trình được lắp bằng kính trong suốt hướng ra đường chân trời của Quận trung tâm, công viên Thủ Thiêm và đài tưởng niệm Bác.
Tổng thể nhà hát khiến cho người xem liên tưởng đến hình ảnh hoa sen dân dã, tà áo dài bay bổng và những con thuyền trên sông Mekong. Trên thực tế, Korn Architects đã hữu ý thiết kế công trình không theo một biểu tượng trực quan nào.
Đây được xem là phong cách thiết kế mở để mọi người tự do diễn giải ý nghĩa công trình theo nhiều chiều hướng khác nhau. Tuy nhiên, dự án vẫn mang đậm dấu ấn của văn hóa miền Nam Việt Nam - một vẻ đẹp dân dã, chân chất nhưng không kém phần duyên dáng, ý nhị.
2. Lý do khiến nhà hát Thủ Thiêm gây tranh cãi
Việc xây dựng nhà hát Thủ Thiêm không “thuận buồm xuôi gió” như dự định của các nhà đầu tư. Từ khi được công bố, dự án đã tạo nên “làn sóng” tranh cãi mạnh mẽ. Trong bối cảnh hiện tại, nhu cầu giao lưu văn hóa, nghệ thuật và hội nhập quốc tế chính là nhu cầu tất yếu. Vì vậy, việc xây dựng nhà hát giao hưởng 1.700 chỗ ngồi là chuyện đương nhiên.
Thế nhưng, “làn sóng” tranh cãi bắt nguồn từ thời điểm và địa điểm xây dựng. Nhà hát này vốn được quy hoạch trong 20 năm, nhưng lại bất ngờ được thông qua vào đầu tháng 10/2018 kèm theo lý do là “cấp bách và cần thiết”. Sự đột ngột này đã khiến dân tình tại khu vực nói riêng, cộng đồng Việt Nam nói chung cảm thấy bức xúc. Lúc này, nhiều vấn đề được đặt ra cần phải giải đáp.
2.1 Thúc đẩy âm nhạc cổ điển có thật sự cần thiết?
Theo thống kê, toàn Sài Gòn có hơn 60 rạp hát lớn nhỏ được xây dựng từ năm 1975 cho đến nay. Trong đó, nhiều rạp có sức chứa từ 400 - 500 chỗ ngồi là cao. Tuy nhiên, hơn 50/60 rạp hát đã được tiếp quản từ Sài Gòn và gần như bị “đóng băng” hoạt động.
Thay vào đó, đất của những khu vực này đã bị bán, các tòa nhà được xây dựng thành nhà hàng, quán cà phê, quán bar,..., - mô hình kinh doanh phổ biến, dễ kiếm lời hơn. Điển hình như rạp hát Majestic Sài Gòn (Đồng Khởi) đã được quy hoạch thành nhà hàng Majestic, rạp hát Eden (Đồng Khởi) đã trở thành cửa hàng kinh doanh, rạp Đại Nam (Trần Hưng Đạo) được xây dựng thành khách sạn, rạp Hồng Bàng (Pasteur) đã trở thành cửa hàng game online. Thậm chí, nhà hát Bến Thành tại trung tâm Quận 1 cũng đã cho thuê để tổ chức hội nghị, tiệc cưới, mở quán cà phê, phòng khiêu vũ,...
Điều này đã đặt ra một dấu chấm hỏi lớn. Liệu nhà hát Thủ Thiêm trị giá nghìn tỷ có đi theo “vết xe đổ” của những “người anh em” hay không? Liệu âm nhạc cổ điển có thật sự được thúc đẩy và mang tầm vóc mới tại Việt Nam không?
2.2 Tính cần thiết và cấp bách không được chấp nhận
Như đã đề cập, việc xây dựng nhà hát Thủ Thiêm một cách đột ngột là do tính cần thiết và cấp bách. Tuy nhiên, nhiều người đã không chấp nhận lý do này. Theo người dân tại khu vực, thay vì xây dựng nhà hát trị giá hàng nghìn tỷ đồng, tại sao không triển khai các dự án thật sự cần thiết hơn như bệnh viện hay trường học.
Chưa kể, tình hình kinh tế, xã hội hậu Covid-19 chưa cải thiện hoàn toàn, tinh thần của người dân cũng chưa ổn định. Do đó, nhu cầu vui chơi, giải trí và thưởng thức âm nhạc không phải là điều cấp thiết.
Cũng như quan điểm từ trước đến nay, “người ta lo ăn no mặc ấm rồi với tính đến chuyện ăn ngon mặc đẹp”. Nhu cầu tối thiểu của người dân thành phố như: cầu đường, bệnh viện, cầu cống, đường xá,..., vẫn chưa được đáp ứng. Vì vậy, việc xây dựng một nhà hát trị giá hơn 1.500 tỷ không đủ sức thuyết phục người dân.
Số lượng người Việt Nam nghe nhạc giao hưởng còn hạn chế
Trên thực tế, chỉ có một tỷ lệ nhỏ người Việt Nam quan tâm và muốn tham gia các buổi hòa nhạc giao hưởng (Theo KTS, HS Lý Trực Dũng). Đó là vì thể loại nhạc này không chỉ thưởng thức mà còn đòi hỏi người nghe phải am hiểu về âm nhạc cổ điển. Trong khi đó, đại đa số người Việt Nam lại không “rành” nhạc lý.
Hiện tại, kinh tế, xã hội của TP.HCM nói riêng và toàn Việt Nam nói chung vẫn còn gặp quá nhiều bất cập về mặt giao thông và an sinh xã hội. Chính vì thế, việc tiếp cận âm nhạc cổ điển, hàn lâm, bác học không mang tính khả thi. Có thể nói, điều này cũng là một trong những lý do hàng đầu khiến dự án nhà hát Thủ Thiêm gặp nhiều tranh cãi.
3. Kết luận
Tóm lại, việc xây dựng nhà hát Thủ Thiêm ở thời điểm hiện tại vẫn có nhiều luồng ý kiến trái chiều. Bên cạnh việc phản đối, nhiều người vẫn rất ủng hộ và mong chờ sự xuất hiện của nhà hát. Trên thực tế, nhà hát Thủ Thiêm có khả năng nâng cao giá trị cho các dự án lân cận như: Thảo Điền Green, The Luxe Thủ Thiêm, The River Thủ Thiêm,...
Ngoài ra, khi cộng hưởng với các yếu tố tiện ích, phong cách thiết kế và chủ đầu tư uy tín, những dự án này sẽ càng dễ chinh phục khách hàng. Nhìn chung, nhà hát Thủ Thiêm chính là tiền đề và dấu mốc quan trọng đối với thị trường BĐS khu vực Quận 2.
Qua bài chia sẻ trên, chúng tôi hy vọng bạn sẽ có nhiều cái nhìn khách quan hơn về dự án. Từ đó, bạn có thể vững tin hơn về việc sở hữu những căn hộ chung ở khu vực Thủ Thiêm. Nếu có bất kỳ thông tin nào về nhà hát Thủ Thiêm, chúng tôi sẽ sớm cập nhật đến bạn.
Bài viết cùng chủ đề
Thành lập công ty cổ phần và những thông tin quan trọng cần lưu ý
Công ty cổ phần là loại hình được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Tuy nhiên, việc thành lập công ty cổ phần cần những gì? Cần bao nhiêu vốn? Thủ tục và chi phí như thế nào? Cùng tham khảo nhé.
Cập Nhật: 8/5/2023Cập nhật thông tin 5 loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay
Hiện nay có 5 loại hình doanh nghiệp, bao gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, Công ty cổ phần, Công ty hợp danh, Doanh nghiệp tư nhân
Cập Nhật: 19/4/2023Định nghĩa FDI và các thuật ngữ liên quan FDI
FDI là viết tắt của từ Foreign Direct Investment, được hiểu là đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp hoạt động kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Cập Nhật: 18/4/2023Lịch nghỉ 30/4 - 1/5 năm 2023 là ngày lễ dài kỷ lục?
Lịch nghỉ 30/4 và 1/5 năm 2023 dành cho học sinh và công nhân viên chức nhà nước, người lao động theo quy định của Nhà Nước.
Cập Nhật: 17/3/2023Tặng đồng hồ có ý nghĩa gì? Có nên mua đồng hồ tặng cấp trên và người thân không?
Ý nghĩa của việc tặng đồng hồ và gợi ý những loại đồng hồ, những câu chúc phù hợp cho từng mối quan hệ
Cập Nhật: 27/2/2023Hoá đơn điện tử là gì? Hướng dẫn cách huỷ hoá đơn điện tử đã phát hành
Trong quá trình tiếp cận với xu hướng chuyển đổi số, công nghệ số, phần lớn doanh nghiệp Việt Nam đã làm quen với hoá đơn điện tử - một giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp số ở thời điểm hiện tại.
Cập Nhật: 9/1/2023