1. Đặc điểm cây lưỡi hổ và tên tiếng anh của loài cây này
6. Cây lưỡi hổ có độc không? Có tác hại gì không?
8. Lưu ý những sai lầm khi trồng cây lưỡi hổ
9. Trồng cây lưỡi hổ trước nhà có tốt không
10. Tại sao cây lưỡi hổ không nên trồng trong nhà
11. Có nên để cây lưỡi hổ trong phòng ngủ không ?
Tìm hiểu tác dụng của cây lưỡi hổ. Giải thích cây lưỡi hổ có độc hay không?
Cây lưỡi hổ được nhiều người biết đến không chỉ vì tác dụng trong phong thủy mà còn nhiều công dụng khác trong đời sống. Bên cạnh đó còn có những lưu ý, kiêng kỵ về loài cây này, cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.
1. Đặc điểm cây lưỡi hổ và tên tiếng anh của loài cây này
Cây lưỡi hổ hay cây lưỡi cọp, cây vĩ hổ có tên khoa học là Sansevieria trifasciata, hay còn được gọi với tên khác là snake plant, mother-in-law's tongue, thuộc họ măng tây, thân mềm, dạng dẹt, mọng nước, dày từ 1,2 đến 2,5cm, cao từ 50cm đến 60cm, hoa của cây nở thành từng cụm với nhau mọc từ gốc lên, có quả hình tròn.
Hiện tồn tại khoảng 70 loài khác nhau như cây lưỡi hổ Thái, lưỡi hổ xanh, lưỡi hổ cọp…
2. Phong thủy của cây lưỡi hổ
- Ý nghĩa phong thủy của Cây Lưỡi hổ: có ý nghĩa mang đến tài vận và sự hưng vượng, tài lộc cho gia chủ, nên được nhiều gia đình và nhiều cơ quan lựa chọn dùng để trang trí trong phòng ở, văn phòng làm việc vì ý nghĩa phong thủy và một số tác dụng hữu ích khác liên quan đến sức khỏe.
Ở Trung Quốc hay Nhật Bản Cây lưỡi hổ là biểu tượng cho sức mạnh của chúa sơn lâm. Ở Thổ Nhĩ Kỳ cây lưỡi hổ được xem như một con dao sắc giúp bảo vệ cho gia đình tránh khỏi những điều xấu xa.
Theo các nhà phong thủy, cây lưỡi hổ có tác dụng trừ tà, chống lại ma quỷ và những điều xui xẻo, bảo vệ gia chủ, ngoài ra cây còn thể hiện sự may mắn giúp cho gia chủ phát tài, phát lộc, nâng cao tài vận, lá cây mọc thẳng còn thể hiện sự quyết đoán, tiến lên, có ý nghĩa tốt.
- Vị trí đặt cây Lưỡi Hổ hợp phong thủy: Vị trí để đặt cây lưỡi hổ phát huy tốt chức năng cây cảnh phong thủy là các vị trí như hướng Đông, Đông Nam, phòng ngủ (trên bàn, bệ cửa sổ), ban công, tránh đặt trong phòng tắm hay ngay cửa ra vào.
- Cây Lưỡi Hổ hợp mệnh gì? Cây lưỡi hổ hợp cho người mệnh Kim và mệnh Thổ. Màu vàng theo phong thủy là màu bản mệnh, tương sinh với người mệnh Kim và người mệnh Thổ, mang đến vận thế tốt, thuận lợi và hanh thông trong công việc, thành công trong sự nghiệp.
Khi lựa chọn cây lưỡi hổ để bày trí, người mệnh Kim và mệnh Thổ nên lựa chọn cây có kích thước phù hợp với diện tích không gian trong nhà. Nếu nhà có diện tích nhỏ mà đặt cây quá to sẽ làm giảm ánh sáng trong nhà cũng như không gặp được nhiều vận tốt như mong muốn.
- Cây Lưỡi Hổ hợp tuổi gì? Cây lưỡi hổ có lá vươn lên thẳng đứng thể hiện sự cứng cỏi và độc lập, phù hợp với những người tuổi Ngọ là những người có tích cách mạnh mẽ, tràn đầy nhiệt huyết, hướng ngoại, có khả năng lãnh đạo, khả năng kiếm tiền và giữ tiền tốt.
Người tuổi Ngọ có tính khí nóng nảy, ham lợi lớn nên dễ dẫn đến làm ăn thua lỗ, gặp thất bại, cây lưỡi hổ giúp xua tan đi vận khí không tốt, mang đến vận khí tốt, xua đuổi những điềm xấu.
Tuy nhiên đối với những người tuổi Ngọ có mệnh hỏa như Mậu Ngọ 1978 khi trồng cây lưỡi hổ nên tránh trồng thủy sinh vì nước thuộc hành thủy khắc hỏa khiến cho tài lộc bị kìm hãm.
3. Cây lưỡi hổ ra hoa?
Lá cây lưỡi hổ có một vẻ đẹp độc đáo rất được nhiều người ưa chuộng để làm cây cảnh bảy trí trong không gian trong nhà, tuy nhiên thật ra cây lưỡi hổ còn có hoa và hoa của cây lưỡi hổ cũng đẹp không kém, hoa của chúng có màu trắng, trắng xanh hoặc màu trắng vàng, mọc thành từng cụm hoa nhỏ mọc theo cành hoa, cánh hoa dài và mảnh.
Thời gian nở hoa vào khoảng 16 giờ chiều, không nở vào ban ngày. Mùi hương của hoa thoang thoảng, dễ chịu vào giai đoạn đầu, mùi gắt hơn khi vào giai đoạn nở rộ. Thời gian từ lúc nở đến lúc tàn khoảng 5 đến 7 ngày và thường từ tháng 9 đến tháng 12.
Khi hoa tàn sẽ để lại những hạt giống, chúng ta có thể lấy những hạt giống này làm giống cây. Hoa của cây lưỡi hổ nở không thường xuyên nên lại càng có ý nghĩa đặc biệt, người xưa quan niệm người nào chăm sóc cây lưỡi hổ ra hoa sẽ gặp được nhiều may mắn, tài lộc.
4. Tác dụng của cây lưỡi hổ
Dưới đây là thông tin tham khảo (vui lòng sử dụng theo chỉ định bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả)
- Tác dụng tốt cho da: Chất gel bên trong cây lưỡi hổ có tác dụng sát khuẩn nhanh chóng trong trường hợp làn da bị cháy nắng, bỏng hay bị xước do va chạm.
Ngoài ra, chất gel của cây còn được làm thành các loại kem chống nắng, kem dưỡng da, có tác dụng làm da sáng, se khít lỗ chân lông và có tác dụng trị mụn. Gel của cây lưỡi hổ còn được dùng thay thế gel cạo râu, thoa lên vùng da cần cạo để giảm ma sát của dao cạo và da khi cạo râu.
- Trị bệnh hen suyễn: Cho gel của cây lưỡi hổ còn có tác dụng giúp chống viêm đường hô hấp giúp ngăn chặn được cơn suyễn kéo dài và giúp việc hô hấp sẽ dễ dàng hơn.
- Trị các bệnh về đường tiêu hóa, bệnh sỏi thận, viêm loét dạ dày: Cây lưỡi hổ chứa các chất như aloin, barbaloin, aloe-emodin có tác dụng làm dạ dày co bóp đều hơn, kích thích tiêu hóa, trị các chứng trào ngược dạ dày, ợ hơi,…
- Các chất có trong cây lưỡi hổ còn có tác dụng giúp tiêu trừ sỏi và bài tiết ra khi đi tiểu.
- Sử dụng gel của cây lưỡi hổ giúp các vết loét dạ dày nhanh lành lặn, tuy nhiên, cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
- Cây lưỡi hổ còn có tác dụng trị một số bệnh khác như vi khuẩn lao, tiểu đường, nhuận tràng, cao huyết áp, giảm nóng, lợi gan…
5. Cây lưỡi hổ kỵ tuổi nào
Thông qua màu sắc để xác định cây lưỡi hổ hợp hay kỵ với mệnh nào, tuổi nào.
Cây lưỡi hổ viền vàng: có màu xanh và vàng là chủ đạo, màu vàng thuộc thổ, tương khắc với Thủy, bán tương khắc với Hỏa, như vậy cây lưỡi hổ viền vàng kỵ mệnh Thổ và Hỏa. Kỵ với những tuổi như sau: tuổi Đinh Dậu (1957), tuổi Giáp Thìn (1964), tuổi Bính Dần (1986), tuổi Đinh Mão (1987), tuổi Giáp Tuất (1994), tuổi Ất Hợi (1995),…
Cây lưỡi hổ xanh: có màu xanh và trắng là chủ đạo, tương sinh với mệnh Kim, tương khắc Mộc và Thổ. Kỵ với những tuổi sau: tuổi canh tý (1960), tuổi tân sửu (1961) , tuổi mậu thân (1968), tuổi kỷ dậu (1969), tuổi bính thìn (1976), tuổi đinh tỵ (1977), tuổi canh ngọ (1990), tuổi tân mùi (1991), tuổi mậu dần (1998), tuổi kỷ mão(1999),…
Cây lưỡi hổ trắng: có màu trắng là chủ đạo, tương khắc Thổ và Mộc. Kỵ với những tuổi sau: tuổi Nhâm Tý (1972), tuổi Qúy Sửu (1973), tuổi Canh Thân (1980), tuổi Tân Dậu (1981), tuổi Mậu Thìn (1988), tuổi Kỷ Tỵ (1989), tuổi Nhâm Ngọ (2002), tuổi Qúy Mùi ( 2003),…
6. Cây lưỡi hổ có độc không? Có tác hại gì không?
Cây lưỡi hổ có chứa một lượng độc tố nhỏ, nếu không sử dụng đúng cách hay nhai sống phải cây lưỡi hổ sẽ gây ra các triệu chứng như buồn nôn, nổi mẩn ngứa, vết bầm, tím tái mặt mũi, chóng mặt,… khi ăn phải, trong trường hợp này chúng ta nên đến trạm y tế, bệnh viện để được chữa trị tốt nhất.
Tất cả mọi quyết định sử dụng nên tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh các trường hợp ngoài ý muốn.
7. Cách trồng cây lưỡi hổ
Để trồng cây, bạn có thể tách cây con từ bụi để trồng hoặc cắt và tiến hành giâm lá để cây ra rễ mới.
Chọn loại đất phù hợp để trồng cây, đất đảm bảo tơi xốp, thoát nước tốt, không để xảy ra tình trạng ngập úng khi trồng cây. Có thể sử dụng đất pha để trồng cây theo thành phần và tỷ lệ như sau: đất, phân hữu cơ, trấu với tỉ lệ theo thứ tự là 2:1:1.
Khi mới trồng cây chú ý đặt chậu cây vào nơi thoáng mát và tưới nước vừa đủ.
- Một số lưu ý khi trồng cây:
- Về ánh sáng: Cây lưỡi hổ là loài cây ưa nắng, khi trồng cây trong nhà, trong khoảng 10 ngày nên đem cây ra ngoài phơi nắng 1 lần.
- Về Nhiệt độ: Cây lưỡi hổ ưa thích khí hậu ôn hòa, không chịu được nhiệt độ quá thấp, không nên để cây ở nhiệt độ dưới 14 độ.
- Về tưới nước: Nên tưới lượng nước phù hợp tùy vào điều kiện thời tiết, môi trường nơi đặt cây, nên để chậu tương đối khô hãy tưới nước, không nên để cây bị ngập úng.
- Về bón phân: Không cần phải bón phân quá nhiều, tuy nhiên khoảng 4 đến 5 tháng nên bổ sung phân hữu cơ cho cây, như phân trùn quế, phân vi sinh,…
- Trị một số bệnh trên cây lưỡi hổ:
- Cây xuất hiện đốm màu nâu trên lá, thân bị thối thân: nguyên nhân do tưới quá nhiều nước gây ngập úng, trường hợp này nên ngưng tưới, lấy cây ra tỉa những phần bị thối, để cây khô ráo, thay đất sau đó tiến hành trồng lại cây.
- Lá bị mềm, có dấu hiệu bị thâm đen: nguyên nhân do nhiệt độ nơi trồng cây quá thấp, trường hợp này nên đem cây đặt ở bên ngoài cho đến khi cây cứng cáp trở lại, lưu ý đặt cây trong bóng râm.
- Lá cây xuất hiện tình trạng xuống màu, mất sự pha trộn màu sắc: nguyên nhân do thiếu ánh nắng, nên đem cây ra ngoài phơi nắng, tuy nhiên nên đặt cây ở nơi có nắng gián tiếp khoảng 15 ngày mới đem ra ánh nắng trực tiếp.
8. Lưu ý những sai lầm khi trồng cây lưỡi hổ
Một số sai lầm khi trồng cây lưỡi hổ như:
-
Đặt chậu trồng cây lưỡi hổ ở phòng tắm hay ở cửa ra vào, đặt cây ở phòng tắm làm cây bị thối, nhiễm nấm mốc làm chết cây
-
Đặt ở cửa ra vào theo góc độ phong thủy gây cản trở tài lộc vào cửa, vì vậy nên lưu ý chọn nơi đặt cho phù hợp.
-
Tưới nước quá nhiều hay chọn chậu không thoát nước tốt sẽ gây hại cho cây, do cây lưỡi hổ là loài cây trữ nước, tình trạng dư nước, dư ẩm quá nhiều khiến cây ngập úng và làm chết cây.
9. Trồng cây lưỡi hổ trước nhà có tốt không?
-
Cây lưỡi hổ có tính thẩm mỹ cao, màu sắc trang nhã, dễ chăm sóc, rất thích hợp để bày trí, trang trí cho ngôi nhà, văn phòng làm việc. Ngoài ra, cây còn có tác dụng tốt cho sức khỏe ở khả năng lọc không khí, hấp thụ độc tố, làm cho không khí trong lành, bảo vệ sức khỏe của bạn.
-
Cây lưỡi hổ còn có ý nghĩa phong thủy đem đến tài lộc, may mắn cho gia chủ, xua đuổi tà ma, những điềm không tốt, là thể hiện của sự mạnh mẽ, cứng cáp, vươn lên.
-
Do đó, đặt cây lưỡi hổ trước nhà tốt về cả mặt thẩm mỹ, phong thủy và công dụng về sức khỏe.
10. Tại sao cây lưỡi hổ không nên trồng trong nhà
Có một số hiểu lầm cho rằng việc trồng cây lưỡi hổ trong nhà không tốt xuất phát từ việc cây có họa tiết vằn như hổ, nhiều người cho rằng cây lưỡi hổ dữ tợn, mang đến điều không lành cho gia đình, hay một số trường hợp cho rằng trồng cây lưỡi hổ gây cản trở tài lộc.
Tuy nhiên, cây lưỡi hổ là loại cây có phong thủy rất tốt, mang đến may mắn, vận khí tốt cho gia chủ, nhưng khi đặt cây bày trí trong nhà cũng cần chọn vị trí cho phù hợp, nên đặt cây ở ban công, phòng ngủ, tránh đặt cây ở phòng tắm hay ngay vị trí cửa ra vào.
Như vậy, trồng cây lưỡi hổ trong nhà thực sự tốt, nhưng cần lưu ý đến vị trí đặt phù hợp.
11. Có nên để cây lưỡi hổ trong phòng ngủ không ?
Đặt chậu cây lưỡi hổ trong phòng ngủ giúp làm không khí trong phòng trong lành, do cây lưỡi hổ là loại cây giúp hấp thụ độc tố, hấp thụ khí CO2 và giải phóng oxy vào buổi tối, do đó đặt cây lưỡi hổ trong phòng ngủ là một lựa chọn tuyệt vời để trang trí, là mảng xanh giúp tinh thần thoải mái, nâng cao sức khỏe tinh thần và là một giải pháp lọc không khí tự nhiên. Nên đặt cây ở trên bàn hay bệ cửa sổ trong phòng ngủ.
12. Cây lưỡi hổ để bàn thờ ông địa được không?
Trong các cửa hàng, tại các công ty hay ở các khu vực diễn ra hoạt động kinh doanh buôn bán, bàn thờ Ông địa là hình ảnh quen thuộc, thường xuyên xuất hiện, có ý nghĩa đem lại may mắn, làm ăn thuận lợi cho gia chủ.
Việc chọn cây và đặt cây cảnh trên bàn thờ Ông địa phải được lựa chọn kỹ càng, phải chọn những cây tươi tốt, ít rụng lá, không được sử dụng các loại cây gai góc hay khô cằn và phải có tên gọi hay, ý nghĩa tốt, và cây lưỡi hổ là hoàn toàn phù hợp bởi tính thẩm mỹ, công dụng liên quan sức khỏe và ý nghĩa phong thủy gắn với cây. Có ý nghĩa mang đến sự thịnh vượng, tài lộc và sự thăng tiến cho gia chủ. Cây thể hiện sự cứng cáp, sức mạnh của chúa sơn lâm, sự mạnh mẽ và thu hút tiền tài, vận may theo quan niệm phương đông.
13. Tác dụng của cây lưỡi hổ viền vàng
Cây lưỡi hổ viền vàng có tính thẩm mỹ cao, màu sắc trang nhã, dễ chăm sóc, rất thích hợp để bày trí, trang trí cho ngôi nhà, văn phòng làm việc. Ngoài ra, cây còn có tác dụng tốt cho sức khỏe, có khả năng lọc không khí, hấp thụ độc tố, làm cho không khí trong lành, bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình.
Cây Lưỡi hổ viền vàng còn có ý nghĩa mang đến tài vận và sự hưng vượng, tài lộc cho gia chủ, là biểu tượng cho sức mạnh của chúa sơn lâm, bảo vệ cho gia đình tránh khỏi những điều xấu xa, trừ tà, chống lại ma quỷ và những điều xui xẻo, bảo vệ gia chủ, ngoài ra cây còn thể hiện sự may mắn giúp cho gia chủ phát tài, phát lộc, nâng cao tài vận, lá cây mọc thẳng còn thể hiện sự quyết đoán, tiến lên, có ý nghĩa tốt.
Cây lưỡi hổ viền vàng hợp cho người mệnh Kim và mệnh Thổ. Màu vàng theo phong thủy là màu bản mệnh, tương sinh với người mệnh Kim và người mệnh Thổ, mang đến vận thế tốt, thuận lợi và hanh thông trong công việc, thành công trong sự nghiệp.
Cây lưỡi hổ có lá vươn lên thẳng đứng thể hiện sự cứng cỏi và độc lập, phù hợp với những người tuổi Ngọ là những người có tích cách mạnh mẽ, tràn đầy nhiệt huyết, hướng ngoại, có khả năng lãnh đạo, khả năng kiếm tiền và giữ tiền tốt. Người tuổi Ngọ có tính khí nóng nảy, ham lợi lớn nên dễ dẫn đến làm ăn thua lỗ, gặp thất bại, cây lưỡi hổ giúp xua tan đi vận khí không tốt, mang đến vận khí tốt, xua đuổi những điềm xấu.
Cây lưỡi hổ viền vàng có màu xanh và vàng là chủ đạo, màu vàng thuộc thổ, tương khắc với Thủy, bán tương khắc với Hỏa, như vậy cây lưỡi hổ viền vàng kỵ mệnh Thổ và Hỏa. Kỵ với những tuổi như sau: tuổi Đinh Dậu (1957), tuổi Giáp Thìn (1964), tuổi Bính Dần (1986), tuổi Đinh Mão (1987), tuổi Giáp Tuất (1994), tuổi Ất Hợi (1995),…
Tất cả những thông tin về cây lưỡi hổ được cập nhật mới nhất, bạn có thể tham khảo để lựa chọn phù hợp với tuổi tác, phong thủy mang đến sự hưng thịnh cho các nhân , gia đình và doanh nghiệp nhé